Câu hỏi:
29/08/2024 159Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên.
B. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái.
C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
D. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực (quần xã phát triển ổn định) phức tạp hơn so với quần xã suy thoái.
B đúng.
- Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới đa dạng, phức tạp hơn hệ sinh thái thảo nguyên nên lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới phức tạp lưới thức ăn ở thảo nguyên.
A sai.
- Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
C sai.
- Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới thường đơn giản hơn so với quần xã vùng nhiệt đới.
D sai.
* Tìm hiểu "Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái"
- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái gồm trao đổi vật chất giữa quần xã với sinh cảnh và trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã.
- Trao đổi vật chất trong quần xã là quá trình lưu chuyển vật chất giữa các loài trong quần xã, quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, bản chất là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.
- Trao đổi vật chất trong quần xã được thể hiện qua cấu trúc của chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng.
1. Chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn là một dãy các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Các loài trong chuỗi thức ăn sắp xếp tương tự như một chuỗi xích, trong đó mỗi loài là một mắt xích. Mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn tiêu thụ mắt xích trước đó và bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có hai loại chuỗi thức ăn: loại khởi đầu bằng sinh vật sản xuất và loại khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (H 29.2).
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có mắt xích thứ nhất là sinh vật tự dưỡng, mắt xích thứ hai là động vật ăn thực vật (sinh vật tiêu thụ bậc 1), mắt xích thứ ba là động vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ bậc 2),...
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ, mắt xích thứ nhất là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ (giun đất, bọ đất, trai, sò,...), các mắt xích tiếp theo tuần tự là sinh vật tiêu thụ các cấp.
- Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất có vai trò chính trong chuyển hoá vật chất và năng lượng của quần xã. Chất hữu cơ thải ra từ chuỗi thức ăn này là nguồn cung cấp vật chất chủ yếu cho chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
2. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn được kết nối với nhau bằng những mắt xích chung (H 29.3).
- Trong một lưới thức ăn, mắt xích chung là loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn, có thể tiêu thụ nhiều mắt xích và có thể bị nhiều mắt xích tiêu thụ.
- Quần xã có số loài càng lớn thì lưới thức ăn càng phức tạp và cấu trúc quần xã càng ổn định.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng của một loài là vị trí của loài đó trong chuỗi thức ăn.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài sinh vật sản xuất
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 là các loài sinh vật tiêu thụ bậc 1
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 gồm các loài sinh vật tiêu thụ bậc 2,...
- Bậc dinh dưỡng của một loài cho biết mối tương quan về năng lượng của loài đó so với các loài khác trong toàn bộ chuỗi thức ăn.
- Trong một lưới thức ăn, có nhiều loài cùng bậc dinh dưỡng và một loài có thể nằm ở hai bậc dinh dưỡng khác nhau.
- Việc phân chia các loài trong lưới thức ăn thành các nhóm có cùng bậc dinh dưỡng nhằm mục đích định lượng quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một loài thực vật, xét 2 cặp alen liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 75%?
Câu 2:
Axit amin nào sau đây không thể hiện tính chất thoái hóa của mã di truyền?
Câu 3:
Ở cừu, gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 9/16. Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là
Câu 4:
Phân tích hình về sơ đồ biến động của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt, hãy cho biết:
I. Quần thể N là con mồi, quần thể M là vật ăn thịt.
II. Năm 1885, kích thước quần thể M và N đều ở mức tối đa.
III. Nếu loài N bị tuyệt diệt thì loài M sẽ giảm số lượng hoặc bị tuyệt diệt.
IV. Số lượng cá thể của quần thể M bị số lượng cá thể của quần thể N khống chế.
Câu 5:
Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
Câu 6:
Trong mô hình điều hòa Operon Lac được mô tả như hình bên dưới. Hai gen nào sau đây có số lần phiên mã khác nhau?
Câu 7:
Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzim nào sau đây được dùng để nối các đoạn ADN với nhau tạo ADN tái tổ hợp?
Câu 10:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, có bao nhiêu nhận định đúng về phả hệ trên?
I. Bệnh được qui định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
II. Xác suất để cá thể 6; 7 mang kiểu gen AA=1/3, Aa=2/3.
III. Cá thể số 15; 16 đều cho tỉ lệ giao tử A=1/2; a = 1/2.
IV. xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16; 17 là 9/14.
Câu 12:
Ở phép lai ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?
Câu 13:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính:
Câu 15:
Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?