Câu hỏi:

02/10/2024 154

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?

A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

Đáp án chính xác

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

D. Vừa ra đời đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

-Vừa ra đời đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin, là đặc điểm coe bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đặc điểm cơ bản nhất của giai cấp công nhân là đặc điểm khác biệt với các giai cấp khác trong xã hội.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với lực lương đông đảo và phát triển nhanh chóng giai cấp công nhân đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Pháp, dần tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lê-nin (tư tưởng cách mạng vô sản) đã thay đổi tư tưởng của giai cấp công nhân, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đây cũng là đặc điểm quan trọng chứng tỏ công nhân là giai cấp tiên tiến, có khả năng lãnh đạo cách mạng chứ không phải giai cấp nào khác.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân

a. Hoạt động của tư sản

- Năm 1919, tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt Nam.

- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

- Thành lập các tổ chức chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh:

+ Đảng Lập hiến (do Bùi Quang Chiêu đứng đầu)

+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh đứng đầu), nhóm Trung Bắc tân văn (Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu).

- Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp.

Nhận xét: Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế; Thái độ đấu tranh không kiên định, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ quyền lợi.

b. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản:

- Thành lập các tổ chức chính trị để tập hợp lực lượng đấu tranh: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên,...

- Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư;

- Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê..

- Một số hoạt động đấu tranh khác:

+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).

+ Lễ truy điệu, để tang cụ Phan Châu Trinh (1926),...

Pháp đàn áp hoặc được nhượng bộ.

c. Phong trào công nhân.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn:

- Hình thức đấu tranh chuyển từ đập phá máy móc, đốt công xưởng,... sang bãi công.

- Xuất hiện một số tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, như: Công hội (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...

- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son giành thắng lợi. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân – công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa Kiều ở một số tỉnh và thành phố như

Xem đáp án » 16/07/2024 898

Câu 2:

Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924 có ý nghĩa như thế nào với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án » 16/07/2024 642

Câu 3:

Năm 1920, có sự chuyển biến trong lập trường tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là

Xem đáp án » 17/07/2024 255

Câu 4:

Nguyên nhân nào khiến cho thực dân Pháp buộc phải "tha bổng" Phan Bội Châu?

Xem đáp án » 22/07/2024 235

Câu 5:

Số phận của người nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là

Xem đáp án » 20/07/2024 216

Câu 6:

Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam theo cách

Xem đáp án » 17/07/2024 181

Câu 7:

Năm 1922, khi còn hoạt động ở Pháp Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo

Xem đáp án » 21/07/2024 172

Câu 8:

Hậu quả về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là

Xem đáp án » 18/07/2024 166

Câu 9:

Trong thời kì thực dân Pháp khai thác thuộc địa, nhân dân Việt Nam bị áp bức, bóc lột của

Xem đáp án » 18/12/2024 164

Câu 10:

Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1921 là

Xem đáp án » 16/07/2024 156

Câu 11:

Thời gian ở Liên Xô (1923 - 1924), Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho

Xem đáp án » 16/07/2024 154

Câu 12:

Thái độ nào dưới đây là thái độ chính trị của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án » 20/07/2024 153

Câu 13:

Giai cấp mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

Xem đáp án » 19/07/2024 151

Câu 14:

Vào những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có sứ mệnh

Xem đáp án » 20/07/2024 145

Câu 15:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hoá như thế nào?

Xem đáp án » 01/10/2024 142

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »