Câu hỏi:

13/07/2024 77

Tìm hiểu thêm thông tin về Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn, em hãy:

Trình bày về nguồn gốc của Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Nguồn gốc lễ khao lề thế lính

- Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội tại xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để sung vào hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Các dân binh thuộc hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải sẽ ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực thi nhiệm vụ: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm hải sản quý và từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm) trên biển đầy rủi ro bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi ra Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải chuẩn bị sẵn cho mình: 1 đôi chiếu, mấy sợi dây mây, 7 cái đòn tre và 1 thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm về với quê hương bản quán.

- Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng nghìn dân binh, vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.

- Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người dân đảo Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn - đó là Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an, sớm trở về quê hương. Nghi lễ này được tổ chức vào khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm (trước khi những người lính lên đường).

- Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền giả kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.

- Lễ Khao lề là ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà từ lâu đã thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước như một "bằng chứng sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc đoạn tư liệu dưới đây:

Lê Quý Đôn nhận xét về vùng đất Thừa Thiên Huế và Quảng Nam ngày nay vào thời điểm thế kỉ XVI như sau: “Quân dân hai xứ thân yên tín phục..., chợ không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng, thuyền buôn ngoại quốc đều đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang, ai cũng cố gắng, trong cõi đều an cư lạc nghiệp”.

(Lê Quý Đôn toàn tập, tập 1 - Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977, trang 50)

 

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Đoạn tư liệu trên mô tả về

A. tình hình Đàng Trong vào thế kỉ XVI.

B. tình hình hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam vào thế kỉ XVI.

C. tình hình kinh tế của Thuận Hoá và Quảng Nam vào thế kỉ XVI.

D. cuộc sống yên bình của người dân Đàng Trong vào thế kỉ XVI.

Xem đáp án » 13/07/2024 111

Câu 2:

Tìm hiểu thêm thông tin về Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn, em hãy:

Cho biết Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì.

Xem đáp án » 17/07/2024 101

Câu 3:

Em hãy ghi chú thích cho những hình vẽ dưới đây để làm rõ hơn những hoạt động mà nhà nước Đại Việt đã làm để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Em hãy ghi chú thích cho những hình vẽ dưới đây để làm rõ hơn những  (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2024 91

Câu 4:

Đọc đoạn tư liệu dưới đây và thực hiện các nhiệm vụ.

Thiên Nam tử chí lộ đồ thư (Tập bản đồ chỉ dẫn đi đường ở trời Nam), phần phủ Quảng Ngãi, quyển 1, trong tập Hồng Đức bản đồ, do Đỗ Bá biên soạn vào thế kỉ XVII. Phần chú giải trên bản đồ ghi rõ: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hoá đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn..”.

(Viện Khảo cổ, Hồng Đức bản đồ, Sài Gòn, 1962)

Điền chữ Đ ứng với nội dung đúng hoặc chữ S ứng với nội dung sai vào □ trước các dữ kiện cho phù hợp.

□ Vua Lê Thánh Tông lệnh cho Đỗ Bá biên soạn Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư vào thế kỉ XVII.

□ Bãi Cát Vàng dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Bãi Cát Vàng được mô tả ở phần chú giải trên bản đồ.

□ Thuyền của chúa Nguyễn hay bị trôi dạt vào Bãi Cát Vàng theo gió mùa. Thuyền của nước ngoài bị đắm nhiều ở khu vực Bãi Cát Vàng, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh.

□ Hằng năm, chúa Nguyễn đều cử mười tám chiếc thuyền ra gom hàng hoá, vật phẩm ở Bãi Cát Vàng.

Xem đáp án » 15/07/2024 86

Câu 5:

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình khai phá, mở đất về phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình khai phá (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 80

Câu 6:

Đọc đoạn tư liệu dưới đây và thực hiện các nhiệm vụ.

Thiên Nam tử chí lộ đồ thư (Tập bản đồ chỉ dẫn đi đường ở trời Nam), phần phủ Quảng Ngãi, quyển 1, trong tập Hồng Đức bản đồ, do Đỗ Bá biên soạn vào thế kỉ XVII. Phần chú giải trên bản đồ ghi rõ: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hoá đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn..”.

(Viện Khảo cổ, Hồng Đức bản đồ, Sài Gòn, 1962)

Nội dung của phần chú giải trên bản đồ cho biết điều gì? Em hãy chỉ ra những chi tiết trong đoạn tư liệu thể hiện điều đó.

Xem đáp án » 13/07/2024 78

Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »