Câu hỏi:
07/03/2025 23Trao đổi cùng bạn: Mỗi công trình kiến trúc dưới đây có điểm gì độc đáo?
Trả lời:

* Đáp án:
Mỗi công trình kiến trúc dưới đây có hình thù, kiến trúc của công trình độc đáo: Bảo tàng Hà Nội trông như một kim tự tháp bị úp ngược lại; nhà hát Đó trông như một bệ phóng rỗng toác; nhà hát Cao Văn Lầu trông như những chiếc nón lá gác lên đâu đó.
* Kiến thức mở rộng:
GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỘT NGÔI CHÙA ĐỘC ĐÁO
1: Nội dung chính Một ngôi chùa độc đáo
Ngôi chùa độc đáo với cách thiết kế, những chi tiết ẩn hiện mang tính cổ kính, lưu giữ văn hoá – trở thành biểu tượng quốc hoa Liên Hoa Đài Việt Nam.
2: Tóm tắt Một ngôi chùa độc đáo
Ở quận Ba Đình – trung tâm Thủ đô Hà Nội – có một ngôi chùa được xây dựng năm 1049, thời vua Lý Thái Tông. Đó là chùa Một Cột. Chùa có tám thanh gỗ bao quanh trụ đá giống hình đài sen, tạo thành giá đỡ vững chãi. Vì thế, ban đầu chùa có tên gọi là Liên Hoa Đài. Chùa có bốn mái cong cong mềm mại, phía trên nóc được trang trí hai con rồng chầu mặt nguyệt mang nét đẹp cổ kính của kiến trúc Á Đông. Chùa Một Cột – di tích văn hoá vô giá – đã trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỉ lục châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
3: Bố cục Một ngôi chùa độc đáo
Văn bản Một ngôi chùa độc đáo gồm 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “chùa Một Cột”: Giới thiệu về chùa Một Cột.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Liên Hoa Đài”: Sự độc đáo của chùa.
- Phần 3: Tiếp theo đến “hồ nước yên bình”: Nét đẹp cổ kính của chùa.
- Phần 4: Còn lại: Khẳng định vị thế của chùa.
4: Hướng dẫn cách đọc Một ngôi chùa độc đáo
- Đọc được cả bài Một ngôi chùa độc đáo với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt, thể hiện niềm tự hào về một di tích dân tộc.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài (ngự, Liên Hoa Đài,…); đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình tiết quan trọng.
- Luyện đọc cá nhân, đọc nối tiếp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cánh đồng vàng
(Trích)
Tôi thả trâu ngoài bờ đê. Một mình lên ngọn đê ngồi ngắm cánh đồng. Cánh đồng vàng rực trong nắng chiều hanh hao. Cả đồng lúa đang chín tới. Hình như chúng chen lẫn nhau mà chín.
– Đừng có chen! Đừng có chen! – Những bông lúa kêu lên. Và những bông lúa khác thúc giục:
– Chín nhanh lên! Chín nhanh lên!
Tôi lắng nghe tiếng cánh đồng xôn xao. Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh, còn bây giờ nó đã rực lên một màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa.
Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng lúa càng dâng lên. Màu vàng dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, giống như toàn bộ cánh đồng là một hồ nước mênh mông màu vàng chói. Cánh đồng bập bềnh, bập bềnh.
Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trời. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng vàng. Tôi thấy mình bập bềnh trên con thuyền giữa biển màu vàng.
– Nhanh lên! Chín nhanh lên!
– Đừng có chen! Đừng có chen!
– Ai ngồi trên đê cao? Chín nhanh lên!
Tôi nghe lúa thì thầm. Tôi cũng thì thầm đáp lời chúng:
– Tôi ngồi trên đê cao. Tôi cũng đang chín với các bạn đây.
Và tôi thấy mình đang chín thật sự. Màu áo xanh của tôi đã nhuốm vàng từ bao giờ, màu vàng lấp lánh ánh hoàng hôn. Hoà nhập vào hạnh phúc lớn lao của người khác, bản thân ta sẽ hạnh phúc. Hoà nhập với cánh đồng, tôi có niềm vui của lúa chín vàng.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
Tìm trong bài những từ ngữ tả màu sắc của cánh đồng lúa.
Câu 2:
Xét các kết hợp từ dưới đây, cho biết trường hợp nào là câu, trường hợp nào chưa phải là câu. Vì sao?

Câu 3:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
(Xuân Quỳnh)
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.
Câu 4:
Xác định điệp từ, điệp ngữ trong những câu thơ, đoạn văn ở cột A. Chọn câu, đoạn phù hợp với ý nêu tác dụng của biện pháp đó ở cột B.
Câu 5:
Xác định điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp. điệp từ, điệp ngữ đó.
Nếu thế giới không có trẻ con
Ai sẽ dạy bông hoa học nói
Ai sẽ tô biển hoa màu vàng
Ai sẽ nhốt hương thơm vào túi?
(Thục Linh)
Câu 6:
Em hiểu thế nào về câu “Hoà nhập vào hạnh phúc lớn lao của người khác, bản thân ta sẽ hạnh phúc."?
Câu 7:
Cánh đồng vàng
(Trích)
Tôi thả trâu ngoài bờ đê. Một mình lên ngọn đê ngồi ngắm cánh đồng. Cánh đồng vàng rực trong nắng chiều hanh hao. Cả đồng lúa đang chín tới. Hình như chúng chen lẫn nhau mà chín.
– Đừng có chen! Đừng có chen! – Những bông lúa kêu lên. Và những bông lúa khác thúc giục:
– Chín nhanh lên! Chín nhanh lên!
Tôi lắng nghe tiếng cánh đồng xôn xao. Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh, còn bây giờ nó đã rực lên một màu vàng cam rồi. Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa.
Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng lúa càng dâng lên. Màu vàng dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, giống như toàn bộ cánh đồng là một hồ nước mênh mông màu vàng chói. Cánh đồng bập bềnh, bập bềnh.
Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trời. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng vàng. Tôi thấy mình bập bềnh trên con thuyền giữa biển màu vàng.
– Nhanh lên! Chín nhanh lên!
– Đừng có chen! Đừng có chen!
– Ai ngồi trên đê cao? Chín nhanh lên!
Tôi nghe lúa thì thầm. Tôi cũng thì thầm đáp lời chúng:
– Tôi ngồi trên đê cao. Tôi cũng đang chín với các bạn đây.
Và tôi thấy mình đang chín thật sự. Màu áo xanh của tôi đã nhuốm vàng từ bao giờ, màu vàng lấp lánh ánh hoàng hôn. Hoà nhập vào hạnh phúc lớn lao của người khác, bản thân ta sẽ hạnh phúc. Hoà nhập với cánh đồng, tôi có niềm vui của lúa chín vàng.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
Qua cách quan sát, cảm nhận về cánh đồng lúa đang chín, em thấy bạn nhỏ là người thế nào?
Câu 9:
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
(Xuân Diệu)
Câu 10:
Nêu tác dụng của các từ ngữ sau trong việc miêu tả những hòn đảo trên vịnh Hạ Long.
Câu 12:
Câu nào trong thư của Bác Hồ cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt?
Câu 14:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về sự bình đẳng giữa nam và nữ hoặc về một bạn thiếu nhi được nhiều người quý mến.
Câu 15:
Viết phiếu đọc sách và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin mà em đọc được.