Câu hỏi:
22/07/2024 40,078Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Bình Dương.
B. Đồng Nai.
C. Vĩnh Long.
D. Long An.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
Vĩnh Long không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chọn C.
* Mở rộng: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
a) Quá trình hình thành
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập năm 1998, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Vùng mở rộng thêm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An vào năm 2003 và tỉnh Tiền Giang vào năm 2009.
- Đến năm 2021, tám tỉnh, thành phố của vùng có diện tích hơn 30 nghìn km², số dân là 21,8 triệu người.
b) Nguồn lực phát triển
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm trên các tuyến giao thông quan trọng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội cả trong nước và quốc tế. Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.
- Nguồn tài nguyên dầu khí với trữ lượng lớn trong vùng là thế mạnh nổi bật. Vùng có không gian biển thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, du lịch biển,... Các điều kiện về đất, khí hậu thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả nhiệt đới.
- Vùng có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, năng động, sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại và ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng với hệ thống quốc lộ, cao tốc, cảng hàng không (Tân Sơn Nhất, Long Thành - dang xây dựng, Côn Đảo), cảng biển (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu,...).
- Vùng có nhiều chính sách linh hoạt trong thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ,...
c) Thực trạng phát triển
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển kinh tế hàng đầu của cả nước, GRDP của vùng dứng đầu 4 vùng kinh tế trọng điểm.
- Cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm 2021, vùng thu hút 54,6% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 14,1% tổng số vốn đăng kí và đóng góp 37,1% trị giá xuất khẩu của cả nước.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Địa lí 12 Bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì
Câu 4:
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
Câu 5:
Trong tương lai Đông Nam Bộ sẽ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?
Câu 6:
Nhân tố chủ yếu khiến lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một đông là
Câu 7:
Ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ là
Câu 8:
Đặc điểm kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ là
Câu 9:
Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là
Câu 10:
Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là
Câu 11:
Cho bảng số liệu:
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016
(nghìn tỷ đồng)
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2016 |
Đông Nam Bộ |
77,3 |
157,1 |
616,1 |
1.171,0 |
ĐB sông Cửu Long |
43,5 |
97,5 |
302,6 |
660,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000 - 2016 theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Câu 12:
Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu vì
Câu 14:
Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng I
Nhiệt độ TB tháng VII
Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
28,9
27,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biên độ nhiệt độ một số địa điểm ở nước ta?
-
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm
2005
2009
2012
2017
Tổng số dân (triệu người)
83,4
84,6
88,8
90,7
- Dân thành thị
23,3
23,9
27,3
29,0
- Dân nông thôn
60,1
60,7
61,5
61,7
Tốc độ tăng dân số (%)
1,17
1,09
1,11
1,06
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
-
-
-
-
-
-
-
-