Câu hỏi:
04/10/2024 377Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?
A. Đạo Hồi.
B. Đạo Tin Lành.
C. Đạo Do Thái.
D. Đạo Ki-tô.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Đạo Tin Lành,được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo.
Giải thích: Đạo Tin Lành ra đời do Can-vanh sáng lập, là một nhánh của đạo Ki-tô.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
* Sự hình thành:
- Đến thế kỉ IX, những vùng đất đai rộng lớn nhanh chóng bị các quý tộc biến thành khu đất riêng của mình, gọi là lãnh địa phong kiến và họ trở thành lãnh chúa.
- Mỗi lãnh chúa như “ông vua” cai quản lãnh địa của mình => đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản ở Tây Âu thời kì này.
* Khái niệm lãnh địa phong kiến: là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần, được coi là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
* Đặc điểm kinh tế: mang tính tự cung tự cấp, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
+ Nông nô: sản xuất lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng để phục vụ nhu cầu trong lãnh địa.
+ Chỉ mua từ bên ngoài những thứ không sản xuất được như: sắt, muối và một số hàng xa xỉ (lụa, hương liệu,… từ các nước phương Đông).
* Đời sống trong các lãnh địa:
- Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô.
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính, nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy, phải nộp tô và nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa như: thuế cưới xin, thuế ma chay,..
3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
- Thiên Chúa giáo (Ki-tô giáo) ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-da-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).
- Ban đầu, đó là tôn giáo của những người nghèo khồ, bị áp bức, nhưng về sau đã trở thành công cụ cai trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị.
- Đến thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
4. Sự xuất hiện và vai trò của các thành thị trung đại
* Sự hình thành
- Từ cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi.
- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa và đến những nơi có đông người qua lại để lập các xưởng sản xuất và bán hàng hoá => từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau trở thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.
- Ngoài ra còn có những thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.
* Vai trò của thành thị trung đại:
- Về kinh tế:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
+ Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá.
- Về chính trị: góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tâp quyền.
- Về xã hội: đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
- Về văn hóa:
+ Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hoá mới, nhiều trường đại học được thành lập.
+ Mang lại không khí tự do, cởi mở.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục hưng trong lĩnh vực hội họa?
Câu 5:
Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta thường gọi là:
Câu 6:
Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của tôn giáo nào?
Câu 8:
Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?