Câu hỏi:
17/11/2024 440Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là
A. Phật giáo.
B. Cơ Đốc giáo.
C. Hồi giáo.
D. Hin-đu giáo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là Cơ Đốc giáo.
Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của đế quốc La Mã. Theo truyền thuyết, người sáng lập Cơ Đốc giáo và Giê-su, được sinh ra ở Na-da-rét (nay thuộc I-xra-en). Ban đầu, Cơ Đốc giáo bị giới thống trị La Mã tìm cách tiêu diệt, nhưng tôn giáo này ngày càng có nhiều tín đồ và được truyền bá rộng rãi. Đến đầu thế kỉ IV, chính quyền La Mã đã ngừng đàn áp và công nhận Cơ Đốc giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã. (SGK - Trang 54).
- Phật giáo,hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải ...
→ A sai.
- Đạo Hồi ra đời vào thế kỷ VII tại bán đảo Ả Rập
→ C sai.
-Hindu giáo bắt đầu khoảng thế kỷ 6 - 7, cũng là khi Phật giáo bắt đầu suy tàn tại Ấn Độ, và phát triển đến nay. Hindu giáo là sự tiếp nối từ Veda giáo và Bàlamôn giáo,
song theo khuynh hướng dân tộc hóa, biến tôn giáo này thành tôn giáo của người Ấn Độ,
của tất cả người Hindu.
→ D sai.
* Mở rộng:
Thành tựu văn minh tiêu biểu
1. Chữ viết
- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.
- Về sau, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La-tinh, ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn thiện thành hệ thống 26 mẫu tự La-tinh.
- Họ cũng dùng chữ cái để tạo ra chữ số La Mã, còn được sử dụng cho đến ngày nay.
2. Văn học
a. Thần thoại
- Thần thoại là một kho tàng phong phú các câu chuyện về các vị thần, giải thích sự hình thành của vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài. Các thần đều có gia phả, mang hình hài và có đời sống tình cảm như con người.
b. Thơ ca và văn xuôi
- Thơ ca và văn xuôi lấy kho tàng thần thoại làm chất liệu.
- Hai tập sử thi ra đời sớm nhất là I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me. Nhà văn Ê-dốp nổi tiếng về truyện ngụ ngôn.
c. Kịch
- Kịch phát triển mạnh trên cả hai thể loại bi kịch (triết lí về số phận con người) và hài kịch (châm biếm, phê phán trong đời sống), thường biểu diễn tại các nhà hát ngoài trời.
3. Nghệ thuật
a. Kiến trúc
- Hy Lạp: đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô-sô-lớt,…
- La Mã: đấu trường Cô-li-dê, đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,...
b. Điêu khắc
- Tác phẩm tiêu biểu: tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Dớt, các bức phù điều,…
- Thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người, đạt được tính chuẩn xác trong tạo hình.
4. Khoa học, kĩ thuật
a. Khoa học tự nhiên
- Toán học và Vật lí: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét,..
- Y học: Hi-pô-crát được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” đã đề ra phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu.
b. Thiên văn học
- Từ thế kỉ III TCN, A-ri-xtác đã nêu lên thuyết Nhật tâm.
- Ê-ra-tô-xten đã tính được chu vi của Trái Đất với sai số rất nhỏ.
- Người Hy Lạp biết làm ra lịch, sau đó người La Mã kế thừa, phát triển thành bộ lịch Giu-li-an. Đến thời trung đại, bộ lịch này được hoàn chỉnh thành Công lịch (Tây lịch), sử dụng cho đến ngày nay.
c. Sử học
- Hy Lạp: Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư (Hê-rô-đốt), Lịch sử cuộc chiến tranh Pê-lô-pô-nê-dơ (Tuy-xi-đít),…
- La Mã: Pô-li-bi-út, Ti-tut Li-vi-út,…
d. Kĩ thuật
- Người Hy Lạp và La Mã cổ đại có nhiều ứng dụng kĩ thuật vào thực tiễn cuộc sống như sử dụng đòn bẩy, máy bắn đá, máy bơm nước, chế tạo bê tông,..
5. Triết học
- Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây” với nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau nhưng chủ yếu xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm.
- Các triết gia duy vật đồng thời là những nhà khoa học: Ta-lét, Hê-ra-clit, Êm-pê-đô-clét,…
- Các triết gia Lê-cíp-pớt, Đê-mô-crít, Ê-pi-kiu-rớt đã hình thành thuyết Nguyên tử.
-Trường phái duy tâm với các đại diện tiêu biểu: Xô-crát, Pla-tôn, A-rít-xtốt,…
6. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần.
- Thế kỉ I, Cơ đốc giáo ra đời ở Pa-le-xtin, một thuộc địa của La Mã. Đến thế kỉ IV, các hoàng đế La Mã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã, đưa đời sống tín ngưỡng của người La Mã bước sang thời kì mới.
7. Thể thao
- Từ thế kỉ VIII TCN, người Hy Lạp đã tổ chức các cuộc thi đấu thể thao bốn năm một lần tại Ô-lim-pi-a, gọi là Thế vận hội Ô-lim-pic nhằm tôn vinh các vị thần.
- Các môn thi đấu gồm: đấu vật, thi chạy, đua ngựa và đua xe ngựa,…
- Người chiến thắng được vinh danh và nhận vòng nguyệt quế.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại - Chân trời sáng tạo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
Câu 2:
Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?
Câu 4:
Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
Câu 7:
Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
Câu 10:
Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
Câu 11:
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
Câu 12:
Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?
Câu 14:
Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?