Câu hỏi:
18/12/2024 217Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là
A. địa chủ và nông dân.
B. lãnh chúa và nông nô.
C. chủ nô và nô lệ.
D. quý tộc và nô tỳ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giai cấp này đặc trưng cho xã hội phong kiến, không phù hợp với xã hội cổ đại Hy Lạp và La Mã.
=> A sai
đây cũng là giai cấp đặc trưng cho xã hội phong kiến.
=> B sai
Trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,… (SGK - Trang 49)
=> C đúng
Quý tộc là một tầng lớp trong xã hội, còn nô tỳ cũng là một dạng nô lệ. Tuy nhiên, việc chia thành hai giai cấp này chưa đầy đủ để mô tả cấu trúc xã hội của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
=> D sai
*Tìm hiểu thêm: "Cơ sở hình thành"
* Điều kiện tự nhiên
- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu.
- Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.
- Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải.
* Dân cư và xã hội
- Dân cư:
+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.
+ Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á, người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.
- Xã hội: có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,...
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
Câu 2:
Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?
Câu 5:
Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?
Câu 7:
Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
Câu 9:
Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là
Câu 11:
Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
Câu 12:
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
Câu 13:
Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?
Câu 14:
Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?