Câu hỏi:
18/11/2024 212Tính chất hóa học chung của kim loại gồm
A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ.
B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.
C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối.
D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Tính chất hóa học chung của kim loại gồm Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối.
+ Tác dụng với phi kim
Kim loại phản ứng vói phi kim tạo thành hợp chất ion hoặc cộng hóa trị,thường là oxit muối,hoặc sulfua.
+ Tác dụng với axit
Kim loại phản ứng với axit giải phóng khí hydro và tạo muối (đối với axit không có tính oxi hóa mạnh).
+ Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại mạnh hơn (đứng trước trong dãy hoạt động hóa học) có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Kim loại có những tính chất hóa học sau:
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi:
Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.
Ví dụ:
2Cu + O2 2CuO
3Fe + 2O2 Fe3O4
b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S,...):
Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.
Ví dụ:
Fe + S FeS
Cu + Cl2 CuCl2
2Na + Cl2 2NaCl
2. Tác dụng với dung dịch axit
Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và H2.
Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
3. Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca...) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.
Ví dụ:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe↓
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Hóa 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
Mục lục Giải SBT Hóa 9 Bài 15, 16 và 17: Tính chất của kim loại và dãy hoạt động của kim loại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho 4,6 gam natri tác dụng hoàn toàn với 35,6 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành là
Câu 2:
Kim loại M có hóa trị II. Cho 8,4 gam M tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 7,84 lít khí hiđro (đktc). Kim loại M là
Câu 4:
Ngâm một đinh sắt (Fe) trong 10 mL dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng đồng (Cu) thu được sau phản ứng là
Câu 5:
Ngâm một viên Zn sạch trong dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là
Câu 6:
Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là
Câu 7:
Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là
Câu 8:
Cho lá nhôm (Al) vào dung dịch axit HCl dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là
Câu 10:
Hòa tan 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là
Câu 12:
Cho phản ứng hóa học:
x… + H2SO4 → FeSO4 + y…↑.
Tổng (x + y) có thể là
Câu 13:
Cho phản ứng:
Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O.
Tỉ lệ x, y là
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III) cần dùng 800 mL dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là