Câu hỏi:
20/07/2024 103Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều có mạch hở, chứa đồng thời các gốc Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch thu được (m + 15,8)g hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, N2, H2O. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04g so với ban đầu và có 4,928 lit khí duy nhất (dktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
A. 46,94
B. 50,92
C. 58,92
D. 35,37
Trả lời:
Đáp án A
A + 4NaOH → Muối + H2O
B + 5NaOH → Muối + H2O
Giả sử nA = x ; nB = y mol
=> mmuối – mX = (4.40 – 18)x + (5.40 – 18)y = 15,8g
Lại có: Khi Đốt cháy muối → sản phẩm cháy → Ca(OH)2
=> mbình tăng = 56,04g = mCO2 + mH2O và nN2 = 0,22 mol (khí thoát ra)
Bảo toàn N: 4x + 5y = 0,22.2
=>x = 0,06 ; y = 0,04 mol => nNaOH = 4x + 5y = 0,44 mol => nNa2CO3 = 0,22 mol
Giả sử A có a Gly và (4 – a) Ala
B có b Gly và (5 – b) Ala
Phản ứng cháy tổng quát:
CnH2n+1O2NNa + O2 → ½ Na2CO3 + (n – ½ )CO2 + (n + ½ )H2O + ½ N2
=> nH2O – nCO2 = nmuối = 4x + 5y = 0,22 mol
=> nCO2 = 0,84 ; nH2O = 1,06 mol
=>Bảo toàn C:
.nC(X) = nCO2 + nNa2CO3
0,06.[2a + 3(4 – a)] + 0,04.[ 2b + 3(5 – b)] = 0,84 + 0,22
=> 3a + 2b = 13
=> a = 3 ; b = 2
=> A là (Gly)3Ala và B là (Gly)2(Ala)3
=> %mB(X) = 46,94%
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo thành 2 muối
Câu 3:
Cho 16,6g hỗn hợp A gồm 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp qua bình đựng H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được 13g hỗn hợp B gồm (2 anken, 3 ete, 2 ancol dư). Đốt cháy hoàn toàn B thu được 17,92 lit CO2 (dktc) và 16,2g H2O. Thành phần % thể tích ancol có KLPT nhỏ hơn là:
Câu 5:
Đốt cháy hoàn toàn 3,7g hợp chất hữu cơ X người ta thu được 3,36 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Cho 7,4g X tác dụng với vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 2M thì tạo ra 8,2g muối. Công thức cấu tạo của X là:
Câu 6:
Cho 5,9g amin đơn chức X tác dụng đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55g muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là:
Câu 8:
Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào bình đựng dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra nữa thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng với vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:
Câu 9:
Cho 10g hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2, CuS (trong đó Oxi chiếm 16% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 0,335 mol H2SO4 đặc nóng sinh ra 0,2125 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lấy thanh Mg ra thấy tăng 2,8g (giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10g X (sản phẩm gồm Fe2O3, CuO, SO2) bằng lượng vừa đủ V lit (dktc) hỗn hợp A gồm O2 và O3 tỉ lệ mol 1: 1. Giá trị của V là:
Câu 10:
Cho các phản ứng sau:
(a) Đimetylaxetilen + AgNO3/NH3
(b) Fructozo + AgNO3/NH3 (đun nóng)
(c) Toluen + KMnO4 (đun nóng)
(d) Phenol + Dung dịch Br2
Số phản ứng tạo kết tủa là:
Câu 11:
Cho dãy các chất: Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3, CaCO3, NaHCO3. Số chất trong dãy phản ứng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:
Câu 12:
Hòa tan hết 15,0g hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol 1: 4). Nếu cho dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64g bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của các quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là:
Câu 14:
Cho các chất CH2=CH-COOH, C6H5OH, C2H5OH, KOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, AlCl3, HCl, BaSO4. Số chất tác dụng được với Na2CO3 là: