Câu hỏi:
23/07/2024 258Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho thấy: Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Lao động Việt Nam) chỉ tiến hành bạo lực cách mạng khi
A. kẻ thù xâm lược bắt đầu sử dụng bạo lực phản cách mạng
B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng phương pháp hòa bình
C. lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng hoàn chỉnh
D. có sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa
Trả lời:
Đáp án B
Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho thấy: Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Lao động Việt Nam) chỉ tiến hành bạo lực cách mạng khi: không thể tiếp tục đấu tranh bằng phương pháp hòa bình.
♦ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954):
- Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1945) và Tạm ước (14/9/1945), Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản đã kí kết trong hiệp định và tạm ước.
- Về phía Pháp: với âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai, thực dân Pháp đã tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946):
+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của Việt Nam.
+ Ở Bắc Bộ, ngày 20/11/1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
+ Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính,...
+ Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận thì ngày 20/12/1946, chúng sẽ hành động.
Þ Âm mưu và hành động của Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
- Trước hành động xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp, tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Þ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
♦ Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975):
+ Trong những năm 1954 – 1959, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện đấu tranh chống Mĩ – Diệm bằng các hình thức đấu tranh hòa bình. Ví dụ: “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lóớp nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 8/1954 – tổ chức nhiều cuộc míttinh, hội họp và đưa yêu sách đòi chính quyền thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954).
+ Tuy nhiên, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp lực lượng cách mạng: mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”; ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59” lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội,...
Þ Cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó khăn, thử thách; cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đi theo con đường đấu tranh hòa bình, mà đòi hỏi cần phải có một biện pháp quyết liệt hơn để đưa cách mạng phát triển đi lên. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (tháng 1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm
Câu 2:
Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám (1945) và phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) có điểm giống nhau là
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tích cực từ quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đối với tình hình thế giới?
Câu 4:
Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo chủ yếu vì lí do nào dưới đây?
Câu 5:
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) không có sự khác biệt về
Câu 6:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), nguồn vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân Pháp, vì
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục?
Câu 8:
Đặc điểm nổi bật nhất của Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là
Câu 9:
Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi
Câu 10:
Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn có động thái như thế nào?
Câu 11:
Tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam kì quyết định thành lập
Câu 12:
Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
Câu 13:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phải, dân tộc. Hê là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp đế cứu Tố quốc”. Đoạn trích trên trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã thể hiện rõ tư tưởng
Câu 14:
Trong giai đoạn 1965 – 1968, ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?