Câu hỏi:

11/10/2024 209

Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A. Hòa hoãn Đông Tây.       

B. Liên kết khu vực.     

Đáp án chính xác

C. Toàn cầu hóa.          

D. Đa cực, nhiều trung tâm

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là :B

- Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế Liên kết khu vực.    

Liên kết khu vực:

+ Định nghĩa ASEAN: ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực, được thành lập với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia Đông Nam Á.

+ Mục tiêu liên kết: Việc thành lập ASEAN thể hiện rõ ý chí của các quốc gia Đông Nam Á muốn liên kết chặt chẽ với nhau để cùng nhau phát triển, đối phó với những thách thức chung và nâng cao vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

 - Hòa hoãn Đông Tây: Mặc dù thời kỳ này có xu hướng hòa hoãn Đông Tây, nhưng việc thành lập ASEAN chủ yếu xuất phát từ nhu cầu hợp tác và phát triển của các nước trong khu vực, chứ không phải là kết quả trực tiếp của quá trình hòa hoãn này.

vậy A SAI

 - Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là một quá trình diễn ra sau này, khi mà các quốc gia trên thế giới liên kết với nhau chặt chẽ hơn về kinh tế, văn hóa và xã hội. Việc thành lập ASEAN là một trong những bước đi đầu tiên hướng tới quá trình toàn cầu hóa.

vậy C SAI

- Đa cực, nhiều trung tâm: Xu hướng đa cực, nhiều trung tâm xuất hiện sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, còn việc thành lập ASEAN diễn ra trước đó.

vậy D  SAI

Kết luận:

Việc thành lập ASEAN vào tháng 8 năm 1967 là một biểu hiện rõ nét của xu hướng liên kết khu vực ở Đông Nam Á. Nó cho thấy các quốc gia trong khu vực nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác để cùng nhau phát triển và đối phó với những thách thức chung.

* Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều vốn nhất vào ngành kinh tế nào?

Xem đáp án » 01/08/2024 410

Câu 2:

Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là

Xem đáp án » 01/08/2024 382

Câu 3:

Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi được đánh dấu bởi sự kiện

Xem đáp án » 20/07/2024 330

Câu 4:

Một trong những cơ sở quốc tế quan trọng để Đảng ta chuyển hướng đấu tranh cách mạng trong giai đoạn 1936-1939?

Xem đáp án » 01/08/2024 320

Câu 5:

Dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914), kinh tế Việt Nam có đặc điểm mới là nền kinh tế

Xem đáp án » 01/08/2024 294

Câu 6:

Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị trên thế giới?

Xem đáp án » 01/08/2024 266

Câu 7:

Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” vì

Xem đáp án » 01/08/2024 262

Câu 8:

Các phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều

Xem đáp án » 01/08/2024 256

Câu 9:

Điểm giống nhau cơ bản trong hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 251

Câu 10:

Mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì

Xem đáp án » 01/08/2024 244

Câu 11:

Những địa phương giành chính quyền muộn nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam là

Xem đáp án » 19/07/2024 242

Câu 12:

Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn

Xem đáp án » 01/08/2024 236

Câu 13:

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do

Xem đáp án » 18/08/2024 235

Câu 14:

Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt nam khi mở chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950?

Xem đáp án » 05/11/2024 235

Câu 15:

Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành hai tổ chức cộng sản nào dưới đây?

Xem đáp án » 11/01/2025 233

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »