Câu hỏi:

18/08/2024 180

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do

A. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành chiến tranh xâm lược.

B. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình được nữa.

Đáp án chính xác

C. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

D. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Giải thích:

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình được nữa.

* Nguyên nhân: Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

- Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945), Pháp bội ước, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Việt Nam:

+ Khiêu khích, tấn công Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn (tháng 11/1946).

+ Ở Hà Nội: Pháp bắn súng, ném lựu đạn ở nhiều nơi, đốt Nha Thông tin ở phố Tràng Tiền,...

- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận thì ngày 20/12/1946, chúng sẽ hành động.

⇒ Hành động của Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

* Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

a. Toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.

- Âm mưu và hành động xâm lược của Pháp đã đe dọa nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

⇒ Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có hành động kịp thời:

+ 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

+ 18 và 19/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.

+ Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

b. Đường lối kháng chiến của Đảng

- Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (1947).

- Nội dung đường lối: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Giải Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều vốn nhất vào ngành kinh tế nào?

Xem đáp án » 01/08/2024 390

Câu 2:

Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là

Xem đáp án » 01/08/2024 367

Câu 3:

Một trong những cơ sở quốc tế quan trọng để Đảng ta chuyển hướng đấu tranh cách mạng trong giai đoạn 1936-1939?

Xem đáp án » 01/08/2024 307

Câu 4:

Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi được đánh dấu bởi sự kiện

Xem đáp án » 20/07/2024 307

Câu 5:

Dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914), kinh tế Việt Nam có đặc điểm mới là nền kinh tế

Xem đáp án » 01/08/2024 281

Câu 6:

Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị trên thế giới?

Xem đáp án » 01/08/2024 250

Câu 7:

Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” vì

Xem đáp án » 01/08/2024 244

Câu 8:

Các phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều

Xem đáp án » 01/08/2024 238

Câu 9:

Điểm giống nhau cơ bản trong hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 238

Câu 10:

Mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì

Xem đáp án » 01/08/2024 228

Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt nam khi mở chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950?

Xem đáp án » 05/11/2024 224

Câu 12:

Những địa phương giành chính quyền muộn nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam là

Xem đáp án » 19/07/2024 223

Câu 13:

Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành hai tổ chức cộng sản nào dưới đây?

Xem đáp án » 01/08/2024 216

Câu 14:

Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn

Xem đáp án » 01/08/2024 215

Câu 15:

Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 212

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »