Câu hỏi:
21/07/2024 182
Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn tả về một loài cây gắn với tuổi học trò của em.
Dàn ý gợi ý: (Tả cây phượng).
a) Mở bài: Giới thiệu loài cây mà em định tả: Cây phượng.
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước. Đây là loài cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
+ Nhìn từ xa, cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.
- Tả chi tiết:
+ Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn quanh thân cây. Thân cây màu nâu, to khoảng một vòng tay người lớn.
+ Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.
+ Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời. + Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.
+ Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.
+ Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại có hương rất riêng.
+ Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.
- Kỉ niệm dưới gốc cây phượng: Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài hoặc tổ chức các hoạt động ngoài trời.
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em về cây phượng.
Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn tả về một loài cây gắn với tuổi học trò của em.
Dàn ý gợi ý: (Tả cây phượng).
a) Mở bài: Giới thiệu loài cây mà em định tả: Cây phượng.
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước. Đây là loài cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
+ Nhìn từ xa, cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.
- Tả chi tiết:
+ Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn quanh thân cây. Thân cây màu nâu, to khoảng một vòng tay người lớn.
+ Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.
+ Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời. + Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.
+ Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.
+ Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại có hương rất riêng.
+ Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.
- Kỉ niệm dưới gốc cây phượng: Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài hoặc tổ chức các hoạt động ngoài trời.
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em về cây phượng.Trả lời:
Đáp án: Học sinh hãy trả lời các câu hỏi gợi ý, sau đó ghép các câu trả lời thành một đoạn văn.
Đoạn văn tham khảo:
Xung quanh trường em là những cây phượng với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lại đến.
Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to, chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.
Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chùm hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh. Nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.
Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang.
Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.
Đáp án: Học sinh hãy trả lời các câu hỏi gợi ý, sau đó ghép các câu trả lời thành một đoạn văn.
Đoạn văn tham khảo:
Xung quanh trường em là những cây phượng với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lại đến.
Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to, chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.
Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chùm hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh. Nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.
Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang.
Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Dùng kí hiệu // để phân tích bộ phận câu đã được học:
Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên.
Dùng kí hiệu // để phân tích bộ phận câu đã được học:
Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên.
Câu 3:
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều. Ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái đồ dùng trong lúc sửa xe. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết:
- “Con yêu cha.”
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Tại sao người cha trong câu chuyện trên lại đánh vào tay con?
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều. Ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái đồ dùng trong lúc sửa xe. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết:
- “Con yêu cha.”Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Tại sao người cha trong câu chuyện trên lại đánh vào tay con?Câu 6:
Em hãy chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:
(yêu thương, sử dụng)
Hãy nhớ: “Đồ vật là để ........................., nhưng con người là để ............
Em hãy chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:
(yêu thương, sử dụng)
Hãy nhớ: “Đồ vật là để ........................., nhưng con người là để ............Câu 8:
Bài: Con chim chiền chiện – Hai khổ thơ đầu - Trang 148 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
Bài: Con chim chiền chiện – Hai khổ thơ đầu - Trang 148 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?Câu 13:
Chính tả (Nghe – viết):
Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi dứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Chính tả (Nghe – viết):
Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi dứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Câu 15:
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất – “ Từ Thái Bình Dương bát ngát ... công việc mình làm.” - Trang 114 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất – “ Từ Thái Bình Dương bát ngát ... công việc mình làm.” - Trang 114 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?