Câu hỏi:
09/11/2024 130Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?
A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc.
B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác.
C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: - Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống quan điểm về đạo đức, triết học do Khổng Tử và các học trò của mình đề xướng, phát triển, hoàn thiện.
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt 2000 năm vì: nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến là tam cương (quan hệ vua- tôi, cha- con, chồng - vợ) và ngũ thường (lễ, nhân, nghĩa, trí, tín)
*Tìm hiểu thêm: "Trung Quốc dưới thời Đường"
* Về chính trị:
- Thời Đường bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh.
- Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, đặt các khoa thi để tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan,…
- Tiếp tục thực hiện chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ như: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (lãnh thổ Việt Nam thời bấy giờ),…
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp có bước phát triển:
+ Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.
+ Nhiều kĩ thuật canh tác mới như chọn giống, xác định thời vụ,…được áp dụng.
- Thủ công nghiệp: nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền,… với hàng chục người làm việc xuất hiện .
- Thương nghiệp:
+ Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương,…
+ Có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.
+ “Con đường tơ lụa” được hình thành.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm gì tiến bộ hơn so với nhà Tần - Hán?
Câu 3:
Nhà thơ nào được mệnh danh là "Thi tiên" của nền văn học Trung Quốc thời phong kiến?
Câu 4:
Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là
Câu 5:
Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển thịnh vượng nhất vào thời kì nào?
Câu 6:
“Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?
Câu 7:
Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến?
Câu 8:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?
Câu 9:
Nét nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh - Thanh là gì?
Câu 10:
Điểm khác nhau cơ bản trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì?
Câu 11:
Sự phát triển của sản xuất thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã tác động như thế nào đến xã hội Trung Quốc?
Câu 13:
Triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc do người Mãn Thanh lập ra?
Câu 14:
Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Câu 15:
Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh có đặc điểm gì nổi bật?