Câu hỏi:

23/07/2024 37,586

Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam nước ta như thế nào?

A. Nhiệt độ trung bình tăng dần. 

Đáp án chính xác

B. Nhiệt độ trung bình giảm dần.

C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm. 

D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng: A

Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần. Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

A đúng.

* Thiên nhiên nước ta phân hóa từ Bắc vào Nam

Sự khác nhau về nền nhiệt, biên độ nhiệt làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).

a) Phần lãnh thổ phía Bắc

- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở ra.

- Thiên nhiên: Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (to<18oC) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc.

- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.

- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.

b) Phần lãnh thổ phía Nam

- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở vào.

- Thiên nhiên: Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Khí hậu: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC.

- Cảnh quan: Đới rừng cận xích đạo gió mùa.

- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng

Giải SGK Địa lí 12 Bài 3 (Kết nối tri thức): Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhân tố chủ yếu nào sau đây tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 66,043

Câu 2:

Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do

Xem đáp án » 23/07/2024 60,631

Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây không thuộc khí hậu phần lãnh thổ phía Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 50,293

Câu 4:

Cảnh sắc thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc thay đổi theo mùa do

Xem đáp án » 23/07/2024 44,118

Câu 5:

Mùa mưa ở Tây Nguyên thường diễn ra vào thời gian nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 37,032

Câu 6:

Điểm giống nhau về khí hậu của Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là

Xem đáp án » 28/10/2024 25,957

Câu 7:

Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và Nam, không phải do sự khác nhau về

Xem đáp án » 22/07/2024 23,082

Câu 8:

Những động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?

Xem đáp án » 04/11/2024 6,795

Câu 9:

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam chủ yếu do

Xem đáp án » 25/08/2024 2,875

Câu 10:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam nước ta?

Xem đáp án » 21/07/2024 732

Câu 11:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác Tây Bắc ở đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án » 19/07/2024 647