Câu hỏi:
23/09/2024 131Sự kiện ngoại giao nào dưới đây đánh dấu Việt Nam đã nhân nhượng về không gian để đổi lấy thời gian?
A. Hiệp định Pari (27/1/1973).
B. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
C. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954).
D. Tạm ước (14/9/1946).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Một trong những nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là: Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dẫn trong 5 năm.
Trong khi đó, trước khi kí Hiệp định trên, Đảng ta đã nhìn thấy mối nguy hiểm khi Trung Hoa Dân Quốc và Pháp kí kết Hiệp ước Hoa – Pháp. Hơn nữa, ta cũng cần loại bỏ một kẻ thù để tập trung chuẩn bị lực lượng.
=> Điều khoản trên của Hiệp định Sơ bộ chính là ta nhân nhượng với Pháp về không gian để đổi lấy thời gian.
*Tìm hiểu thêm: "Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta"
- Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945), Pháp bội ước, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Việt Nam:
+ Khiêu khích, tấn công Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn (tháng 11/1946).
+ Ở Hà Nội: Pháp bắn súng, ném lựu đạn ở nhiều nơi, đốt Nha Thông tin ở phố Tràng Tiền,...
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận thì ngày 20/12/1946, chúng sẽ hành động.
⇒ Hành động của Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài học chủ yếu nào dưới đây được rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
Câu 2:
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đảng cộng sản Đông Dương phải tuyên bố “tự giải tán” và rút vào hoạt động bí mật?
Câu 3:
Âm mưu của thực dân Pháp khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 là để
Câu 4:
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14 - 9 - 1946) với mục đích chính là
Câu 5:
Đâu không phải là âm mưu của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai khi kéo quân vào Việt Nam?
Câu 6:
Vấn đề nào sau đây là mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (7-1946)?
Câu 7:
Sau cách mạng tháng Tám (1945), nguyên nhân chủ yếu khiến thực dân Anh giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam
Câu 8:
Xuất phát từ lý do chủ yếu nào Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946?
Câu 9:
Đâu không phải là các biện pháp nhân nhượng của Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân Quốc từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?
Câu 10:
Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Câu 11:
Hồ Chủ tịch trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo anh (chị) điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì?
Câu 12:
Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này?
Câu 13:
Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo của nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 vẫn còn nguyên giá trị?
Câu 14:
Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là
Câu 15:
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?