Câu hỏi:
05/09/2024 133So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) của quân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?
A. Tập trung đánh địch tại địa hình miền núi, nông thôn
B. Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch
C. Thực hiện hiệu quả phương châm đánh chắc, tiến chắc
D. Đánh vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) của quân dân Việt Nam có điểm khác là Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch
- Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch là một trong những điểm khác biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954):
+ Mục tiêu của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương (tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - tại Lai Châu), trong khi đó, các cơ quan đầu não của thực dân Pháp tập trung chủ yếu tại Hà Nội.
+ Mục tiêu của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 là tiêu diệt cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (đóng tại thành phố Sài Gòn).
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Địa bàn tác chiến của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ là vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam; trong khi đó, ở chiến dịch Hồ Chí Minh, địa bàn tác chiến bao gồm cả đồng bằng, đô thị và nồng thôn nhưng chủ yếu diễn ra tại đô thị (thành phố Sài Gòn - Gia Định).
+ Đánh chắc, tiến chắc là phương châm tác chiến của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), quân dân Việt Nam thực hiện phương chấm tác chiến “tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
+ Đánh vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch là đặc điểm của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
→ B đúng.A,C,D sai.
* Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 diễn ra qua ba chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 - 3 đến ngày 24 - 3)
- Ngày 4/3/1975, quân dân Việt Nam tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên.
- Ngày 10/3/1975, quân dân Việt Nam giành thắng lợi quan trọng tại Buôn Ma Thuột.
- Ngày 12 - 3 - 1975, chính quyền Sài Gòn phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
- Ngày 14/3/1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.
- Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.
⇒ Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975).
- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- Ngày 21-3, quân ta dành thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. Đúng 10 giờ 30 ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế; đến ngày 26-3, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Cùng thời gian này, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai… tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.
- Sáng 29 - 3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố Đà Nẵng. Đến 3 giờ chiều, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (24/6 đến 30/4/1975).
- Trước khi bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, quân dân Việt Nam tiến công Xuân Lộc và Phan Rang. Ngày 18/ 4/1975, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống.
- 5 giờ chiều 26 /4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
- 10 giờ 45 phút, xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn.
- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
* Sau khi giải phóng Sài Gòn, các lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2/5/1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
Câu 2:
Vì sao trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), thực dân Pháp không thể thực hiện thành công kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
Câu 4:
Một trong những điểm khác biệt của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn so với trật tự hai cực Ianta là
Câu 5:
Khi thực hiện “Kế hoạch Mácsan” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ còn có mục đích
Câu 6:
Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
Câu 7:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm tương đồng về
Câu 8:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì
Câu 9:
Từ thực tiễn thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm nào có thể rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?
Câu 10:
Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập nên trong những năm 1919 - 1925?
Câu 11:
Ngày 31/3/1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mĩ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kì thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã
Câu 12:
Đặc điểm bao trùm cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 - 1930 là gì?
Câu 13:
Một trong những điểm giống nhau cơ bản của các chiến lược chiến tranh mà Mĩ triển khai ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 - 1975 là gì?
Câu 14:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
Câu 15:
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (tháng 10/1930) qua chủ trương