Câu hỏi:
21/07/2024 99
Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào ở khổ thơ đầu?
Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào ở khổ thơ đầu?
Trả lời:
Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện ở khổ thơ đầu:
- Số phận Tiểu Thanh là điển hình cho bi kịch của những người phụ nữ: “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đô”. Nàng có sắc đẹp mà chết yếu. Tài thơ văn như nàng mà bị vùi dập. Nguyễn Du dùng những ẩn dụ tượng trưng để nói về người phụ nữ có sắc, có tài mà số phận bi thương: sơn phân tượng trưng cho sắc đẹp, văn chương tượng trưng cho tài năng.
- Cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh là vừa xót thương vừa trân trọng khẳng định sắc đẹp, tài năng. HS có thể tham khảo đoạn văn phân tích hai câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”.
“Hai vật thể vô tri, vô giác đã được nhân cách hoá để có “thần”, có hồn. Chính nước mắt và máu của Tiểu Thanh đã làm nên cái “thần”, cái “mệnh” của son phấn và văn chương, hay “niềm cảm thông lạ lùng của nhà đại thi hào dân tộc” (Hoài Thanh) đã tạo thần, tạo hồn cho nó để nỗi “hận” còn vương đến muôn đời? Cảm xúc của Tố Như càng dồn nén thì ý thơ càng lan toả dẫn đến tính chất đa nghĩa ở hai câu thực. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là chủ thể tự hận, tự thương thì đưa tới cách cảm nhận: son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì dẫn đến cách cảm nhận: son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc, văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt. Câu thơ Nguyễn Du đã hoà đồng tâm trạng chủ thể và khách thể dẫn đến sự hợp lí của cả hai cách hiểu nói trên. Và lại, “sợi chỉ đỏ” xâu chuỗi hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng”).
Số phận Tiểu Thanh và cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh được thể hiện ở khổ thơ đầu:
- Số phận Tiểu Thanh là điển hình cho bi kịch của những người phụ nữ: “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đô”. Nàng có sắc đẹp mà chết yếu. Tài thơ văn như nàng mà bị vùi dập. Nguyễn Du dùng những ẩn dụ tượng trưng để nói về người phụ nữ có sắc, có tài mà số phận bi thương: sơn phân tượng trưng cho sắc đẹp, văn chương tượng trưng cho tài năng.
- Cảm xúc của tác giả trước số phận Tiểu Thanh là vừa xót thương vừa trân trọng khẳng định sắc đẹp, tài năng. HS có thể tham khảo đoạn văn phân tích hai câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận / Văn chương không mệnh đốt còn vương”.
“Hai vật thể vô tri, vô giác đã được nhân cách hoá để có “thần”, có hồn. Chính nước mắt và máu của Tiểu Thanh đã làm nên cái “thần”, cái “mệnh” của son phấn và văn chương, hay “niềm cảm thông lạ lùng của nhà đại thi hào dân tộc” (Hoài Thanh) đã tạo thần, tạo hồn cho nó để nỗi “hận” còn vương đến muôn đời? Cảm xúc của Tố Như càng dồn nén thì ý thơ càng lan toả dẫn đến tính chất đa nghĩa ở hai câu thực. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là chủ thể tự hận, tự thương thì đưa tới cách cảm nhận: son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì dẫn đến cách cảm nhận: son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc, văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt. Câu thơ Nguyễn Du đã hoà đồng tâm trạng chủ thể và khách thể dẫn đến sự hợp lí của cả hai cách hiểu nói trên. Và lại, “sợi chỉ đỏ” xâu chuỗi hai cách hiểu đó chính là cảm hứng khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng”).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Bài Đọc Tiểu Thanh kí có điểm gì tương đồng với lời của Thuý Kiều nói về Đạm Tiên trong đoạn thơ sau đây:
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
(Truyện Kiều)
Bài Đọc Tiểu Thanh kí có điểm gì tương đồng với lời của Thuý Kiều nói về Đạm Tiên trong đoạn thơ sau đây:
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
(Truyện Kiều)
Câu 3:
Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Câu 4:
Giữa hai câu thực và hai câu luận có mối tương quan như thế nào trong mạch cảm xúc của nhà thơ?
Giữa hai câu thực và hai câu luận có mối tương quan như thế nào trong mạch cảm xúc của nhà thơ?
Câu 6:
Bài Đọc Tiểu Thanh kí viết về kiểu nhân vật nào dưới đây:
A. Người phụ nữ nghèo khổ
B. Người phụ nữ bị áp bức, bóc lột
C. Người phụ nữ nổi tiếng
D. Người phụ nữ có sắc tài mà bi kịch
Bài Đọc Tiểu Thanh kí viết về kiểu nhân vật nào dưới đây:
A. Người phụ nữ nghèo khổ
B. Người phụ nữ bị áp bức, bóc lột
C. Người phụ nữ nổi tiếng
D. Người phụ nữ có sắc tài mà bi kịch