Câu hỏi:

04/01/2025 323

Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược

A. lấy chính trị làm trọng tâm.

B. lấy kinh tế làm trọng tâm.

Đáp án chính xác

C. lấy văn hoá, giáo dục làm trọng tâm.

D. lấy quân sự làm trọng tâm.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược lấy kinh tế làm trọng tâm.

+ Thay đổi trật tự thế giới: Chấm dứt đối đầu Đông - Tây, chuyển từ chạy đua vũ trang sang cạnh tranh kinh tế.

+ Tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật: Thúc đẩy năng suất lao động và đổi mới công nghệ, làm kinh tế trở thành yếu tố quyết định sức mạnh quốc gia.

+ Nhu cầu tái thiết: Khắc phục hậu quả xung đột, nâng cao đời sống và đảm bảo ổn định xã hội.

+ Toàn cầu hóa: Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế tất yếu.

+ Tăng cường vị thế: Kinh tế mạnh giúp quốc gia đảm bảo an ninh, ảnh hưởng quốc tế.

Như vậy, phát triển kinh tế trở thành chiến lược trọng tâm để thích ứng với bối cảnh mới.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

2. Thời gian.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

3. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

* Tác động tích cực:

+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.

+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...

+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướngtoàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?

Xem đáp án » 27/08/2024 133,781

Câu 2:

Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực”, “hai phe" nguyên tắc hoạt động nào được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc?

Xem đáp án » 20/07/2024 2,344

Câu 3:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thể giới thứ hai đều

Xem đáp án » 20/07/2024 1,669

Câu 4:

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,390

Câu 5:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa

Xem đáp án » 20/07/2024 940

Câu 6:

Từ thực tiễn phong trào yêu nước (1919 - 1925) của lực lượng tiểu tư sản, trí thức Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Xem đáp án » 08/11/2024 627

Câu 7:

Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mỹ - Liên Xô (1945 - 1991) là không chính xác?

Xem đáp án » 23/07/2024 551

Câu 8:

Một đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919-1925) của Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 439

Câu 9:

Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế (1945 - 1950), nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là

Xem đáp án » 01/08/2024 395

Câu 10:

Trật tự hai cực lanta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

Xem đáp án » 01/08/2024 394

Câu 11:

Bảo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam?

Xem đáp án » 20/07/2024 368

Câu 12:

Một trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á tử nửa sau thế kỉ XX là

Xem đáp án » 20/07/2024 352

Câu 13:

Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và Tây đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu một phần là do

Xem đáp án » 20/07/2024 309

Câu 14:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nhận định: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của một phong trào tự giác?

Xem đáp án » 21/07/2024 304

Câu 15:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Xem đáp án » 08/11/2024 300

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »