Câu hỏi:
08/11/2024 282Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới.
C. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang.
D. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới.
Trả lời:
Đáp án đúng là D
* Tìm hiểu thêm về " nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai"
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
a) Nguyên nhân:
- Nước Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá.
- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.
b) Biểu hiện:
- Trong năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);
+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Quân sự: lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Mục 2
2. Nước Mĩ từ những năm 70 của thế kỉ XX
- Vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
- Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm như:
+ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?
Câu 2:
Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực”, “hai phe" nguyên tắc hoạt động nào được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc?
Câu 3:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thể giới thứ hai đều
Câu 4:
Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
Câu 5:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa
Câu 6:
Từ thực tiễn phong trào yêu nước (1919 - 1925) của lực lượng tiểu tư sản, trí thức Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Câu 7:
Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mỹ - Liên Xô (1945 - 1991) là không chính xác?
Câu 8:
Một đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919-1925) của Việt Nam là gì?
Câu 9:
Trật tự hai cực lanta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?
Câu 10:
Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế (1945 - 1950), nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
Câu 11:
Bảo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam?
Câu 13:
Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược
Câu 14:
Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và Tây đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu một phần là do
Câu 15:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nhận định: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của một phong trào tự giác?