Câu hỏi:
08/08/2024 141Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là
A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.
B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.
C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.
D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Lời giải: Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.
A đúng
- B sai vì điều này không phản ánh sự công bằng thực sự giữa các doanh nghiệp có quy mô và điều kiện khác nhau. Bình đẳng trong kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên cơ sở công bằng, với các chính sách thuế và hỗ trợ được điều chỉnh theo khả năng và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
- C sai vì điều này tạo ra sự bất công bằng trong môi trường cạnh tranh, khiến các doanh nghiệp tư nhân gặp bất lợi. Quyền bình đẳng trong kinh doanh yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, phải có cơ hội cạnh tranh công bằng và tiếp cận các nguồn lực và hỗ trợ như nhau.
- D sai vì việc này không đảm bảo rằng tất cả doanh nghiệp đều có cùng cơ hội và điều kiện để cạnh tranh công bằng, như tiếp cận vốn, thị trường và công nghệ. Quyền bình đẳng trong kinh doanh yêu cầu môi trường kinh doanh phải công bằng và không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài gây bất lợi cho một số doanh nghiệp.
*) Bình đẳng trong kinh doanh
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
- Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh
- Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
- Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi.
- Mọi doanh nghiệp đều có quyền:
+ Chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
+ Tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;
+ chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn;
+ Tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
+ Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh
- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh:
+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí;
+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước;
+ Tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; …
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
Giải GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?
Câu 3:
Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?
Câu 4:
Phương án nào dưới đây đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
Câu 6:
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều có quyền
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
Câu 8:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
Câu 9:
Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
Câu 10:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, biểu hiện quyền bình đẳng của công dân trong
Câu 11:
Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây?
Câu 12:
Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng trong
Câu 13:
Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
Câu 15:
Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ chồng ?