Câu hỏi:
13/07/2024 114
Quan sát Bảng 8.2 và Hình 8.3, nêu diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Quan sát Bảng 8.2 và Hình 8.3, nêu diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trả lời:
- Bối cảnh lịch sử
+ Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.
+ Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.
+ Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Diễn biến chính
+ Giai đoạn 1418 - 1423: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá). Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn, trược tình thế đó, Lê Lợi chủ trương thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với quân Minh.
+ Giai đoạn 1424 - 1425: nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải. Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá.
+ Giai đoạn 1426 - 1427: quân Lam Sơn tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Năm 1426, quân Lam Sơn giành thắng lợi trong trận Tốt Động - Chúc Động, vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao "tâm công", buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ chờ viện binh. Năm 1427, nghĩa quân giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang, tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Do không có viện binh, Vương Thông phải xin hàng. Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt. Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
- Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.
+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.
- Bối cảnh lịch sử
+ Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.
+ Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.
+ Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Diễn biến chính
+ Giai đoạn 1418 - 1423: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá). Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn, trược tình thế đó, Lê Lợi chủ trương thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với quân Minh.
+ Giai đoạn 1424 - 1425: nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải. Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá.
+ Giai đoạn 1426 - 1427: quân Lam Sơn tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Năm 1426, quân Lam Sơn giành thắng lợi trong trận Tốt Động - Chúc Động, vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao "tâm công", buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ chờ viện binh. Năm 1427, nghĩa quân giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang, tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Do không có viện binh, Vương Thông phải xin hàng. Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt. Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
- Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.
+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Lập bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Câu 2:
Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý bên:
STT
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Thời gian
Người lãnh đạo
Những trận đánh lớn
Kết quả
1
Hai Bà Trưng
2
Bà Triệu
3
:ý Bí
4
Triệu Quang Phục
5
Phùng Hưng
Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc theo gợi ý bên:
STT |
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu |
Thời gian |
Người lãnh đạo |
Những trận đánh lớn |
Kết quả |
1 |
Hai Bà Trưng |
|
|
|
|
2 |
Bà Triệu |
|
|
|
|
3 |
:ý Bí |
|
|
|
|
4 |
Triệu Quang Phục |
|
|
|
|
5 |
Phùng Hưng |
|
|
|
|
Câu 3:
Nêu các bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam?
Nêu các bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam?
Câu 4:
Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc đã được hun đúc qua tiến trình lịch sử từ thời Bà Trưng, Bà Triệu,... như thế nào? Bài học lịch sử để lại cho ngày nay là gì?
Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc đã được hun đúc qua tiến trình lịch sử từ thời Bà Trưng, Bà Triệu,... như thế nào? Bài học lịch sử để lại cho ngày nay là gì?
Câu 5:
Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 6:
Sưu tầm các nguồn tài liệu sách, internet để giới thiệu với các bạn trong lớp về chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Sưu tầm các nguồn tài liệu sách, internet để giới thiệu với các bạn trong lớp về chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 7:
Trình bày nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa biểu tiêu trong thời Bắc thuộc.
Trình bày nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa biểu tiêu trong thời Bắc thuộc.