Câu hỏi:

01/08/2024 92

Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là

A. Vạn Lý Trường Sa.        

B. Vạn Lý Hoàng Sa.

C. Bãi Cát Vàng.     

Đáp án chính xác

D. vùng Đất Vàng.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là:C 

Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là Bãi Cát Vàng.     

Vạn lý Trường Sa” là tên gọi chung cho Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí thuộc khối tài liệu Mộc bản nhà Nguyễn, Triều vua Minh Mạng

→ A sai

 Trên đảo Hoàng Sa có núi đá la liệt, hơn 130 hòn, cách nhau hoặc một ngày đường, hoặc vài canh giờ, trên đảo có Bãi Cát Vàng kéo dài khống mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Trường Sa.

→ B,D sai

 Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

a) Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Trước năm 1884:

+ Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

+ Đến thế kỉ XVII, việc xác lập và thực thi chủ quyền này vẫn liên tục, hoà bình và không có ai tranh chấp.

+ Các chúa Nguyễn đã cho thành lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thực hiện nhiệm nhiệm vụ đo đạc, dựng miếu, trồng cây, khai thác sản vật,...

+ Các chính quyền Tây Sơn và triều Nguyễn về sau tiếp tục duy trì những hoạt động thực thi chủ quyền với các vùng biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện cho nhà Nguyễn thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như các đảo và vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông theo tinh thần Hiệp ước Pa-tơ-nốt (ngày 6/6/1884).

+ Năm 1950, Pháp giao lại quyền quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng.

+ Năm 1951, Tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô có sự tham dự của đại diện 51 nước, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam; không có bất kì nước nào phản ứng hay tranh cãi điều gì.

- Từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lí của chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau chuyển giao cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1955) tiếp tục quản lí trực tiếp quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1956, lợi dụng việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng hoà đã lên tiếng phản đối những hành động này, khẳng định quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa luôn luôn là một phần của Việt Nam.

+ Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy, sau đó, sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; cho dựng bia chủ quyền và tiến hành các hoạt động quản lí, khai thác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 14/2 /1975, Việt Nam Cộng hoà công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 4/1975, quân Giải phóng miền Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

+ Tháng 7/1976, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự quản lí nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Thiết lập các đơn vị hành chính tại 2 quần đảo: năm 1982, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ năm 1997 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa được thành lập.

b) Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Là quốc gia có chủ quyền đầy đủ đối với các vùng biển trên Biển Đông, Việt Nam luôn thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Một số hoạt động tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là:

+ Thứ nhất, đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển, tiêu biểu như: Hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia (1982); Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong vịnh Thái Lan (1997); Kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc vào (2000); Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa với Inđônêxia (2003);

+ Thứ hai, xây dựng và đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.

+ Thứ ba, kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên.

+ Thứ tư, kiên trì, kiên quyết nêu các quan điểm trên, đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình phù hợp luật pháp quốc tế.

+ Thứ năm, các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.

+ Thứ sáu, phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững; duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.

+ Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên Biển Đông.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Giải Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nối các thông tin ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp.

Nối các thông tin ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp. (ảnh 1)

Xem đáp án » 21/07/2024 134

Câu 2:

Thông điệp quốc tế đầu tiên khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra tại

Xem đáp án » 19/07/2024 133

Câu 3:

Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải, du lịch,... trên cơ sở

Xem đáp án » 23/07/2024 99

Câu 4:

Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu.

Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu. 1. Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 2. Nêu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. (ảnh 1)

Năm 1988, Bưu chính Việt Nam đã phát hình bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa” do hoạ sĩ Trần Lương thiết kế với hình ảnh “Đội Hoàng Sa” thời Nguyễn canh giữ biển đảo nơi đây.

 

Bản đồ lớn bên trái do H.V. Lang-rân về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với tên tên I.de Pracel (1959); bản đồ nhỏ là “Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa với tên “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa ”

Tem “Tàu cảnh sát biển Việt Nam” được thiết kế tràn lề bởi họa sĩ Nguyễn Du thể hiện quá trình trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển từ lớp tàu phóng lôi chuyển đổi do nước ngoài cung cấp đến các thế hệ tàu hiện đại do Việt Nam tự đóng.

 

Bộ tem “Việt Nam thống nhất” do Đỗ Việt Tuấn, Nguyễn Văn Hiệp thiết kế (1976), khắc hoạ bản đồ Việt Nam thống nhất có hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên nền trống đồng Đông Sơn.

 

Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu. 1. Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 2. Nêu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. (ảnh 2)

1. Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

2. Nêu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

 

Xem đáp án » 15/07/2024 97

Câu 5:

Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là

Xem đáp án » 20/07/2024 96

Câu 6:

Các chúa Nguyễn thực hiện các hoạt động quản lí, khai thác liên tục ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua các đội

Xem đáp án » 13/07/2024 90

Câu 7:

Ngày 14 - 2 - 1975, Việt Nam Cộng hoà (Chính quyền Sài Gòn) công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với

Xem đáp án » 21/07/2024 86

Câu 8:

Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới vì

Xem đáp án » 18/07/2024 84

Câu 9:

Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

1. (6 chữ cái): Vịnh biển được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

2. (8 chữ cái): Tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có điểm cực Đông trên đất liền của nước ta.

3. (3 chữ cái): Địa phương có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 - 1837) dưới thời vua Minh Mạng, khắc 3 vùng biển của Việt Nam.

4. (6 chữ cái): Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích.

5. (11 chữ cái): Vịnh và đảo nào kết hợp tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam.

6. (8 chữ cái): Tính chất của quần đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

7. (11 chữ cái): Lễ hội biển nổi tiếng diễn ra hằng năm của cư dân vùng biển miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Quảng Bình đến Cà Mau.

8. (13 chữ cái): Vai trò của hệ thống đảo, quần đảo có vị trí quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.  1. (6 chữ cái): Vịnh biển được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.  2. (8 chữ cái): Tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có điểm cực Đông trên đất liền của nước ta.  3. (3 chữ cái): Địa phương có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 - 1837) dưới thời vua Minh Mạng, khắc 3 vùng biển của Việt Nam. (ảnh 1)

Ô chữ chủ (15 chữ cái): Một trong những nghi lễ truyền thống của làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn, được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là…………………………..

Xem đáp án » 13/07/2024 84

Câu 10:

Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích kinh tế to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 81

Câu 11:

Hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng của Việt Nam trong thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông là

Xem đáp án » 13/07/2024 79

Câu 12:

Cho đến thế kỉ XVII, việc xác lập và thực thi chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra

Xem đáp án » 16/07/2024 78

Câu 13:

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.   (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2024 77

Câu 14:

Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo, internet và đọc đoạn thông tin dưới đây, nêu nét chính về diễn biến và ý nghĩa của sự kiện các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14 - 3 - 1988.

Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo, internet và đọc đoạn thông tin dưới đây, nêu nét chính về diễn biến và ý nghĩa của sự kiện các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14 - 3 - 1988. (ảnh 1)

Xem đáp án » 14/07/2024 76

Câu 15:

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam. (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 75

Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »