Câu hỏi:
07/12/2024 236Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở
A. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.
B. thành tạo địa hình caxtơ.
C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.
D. hiện tượng xâm thực.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở thành tạo địa hình caxtơ.
Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biên đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở thành tạo địa hình caxtơ (sgk Địa lí trang 45), nước tham gia hòa tan đá vôi, thành tạo nên các dạng địa hình độc đáo như hang động, suối cạn, thung khô, núi đá vôi với nhiều hình thù
B đúng
- A sai vì do nước mưa hoặc gió gây ra, không liên quan trực tiếp đến quá trình phong hóa hóa học. Phong hóa hóa học chủ yếu làm thay đổi cấu trúc và thành phần khoáng chất của đá, trong khi bào mòn và rửa trôi là quá trình vận chuyển vật chất.
- C sai vì do tác động cơ học của trọng lực, không phải do sự thay đổi thành phần hóa học của đá như trong quá trình phong hóa hóa học. Những hiện tượng này chủ yếu liên quan đến địa hình và cấu trúc địa chất hơn là quá trình hóa học.
- D sai vì hiện tượng xâm thực là quá trình cơ học, liên quan đến sự bào mòn, rửa trôi bề mặt đất đá bởi nước, gió, hay băng, không liên quan đến sự thay đổi thành phần hóa học của đá như trong quá trình phong hóa hóa học. Vì vậy, nó không phải là biểu hiện của phong hóa hóa học.
Quá trình phong hóa hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi bề mặt địa hình của Việt Nam, đặc biệt thể hiện rõ rệt ở sự hình thành địa hình caxtơ. Đây là quá trình khi các loại đá, đặc biệt là đá vôi, bị hòa tan và ăn mòn bởi nước chứa axit cacbonic. Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa dồi dào và nhiệt độ cao, nước mưa dễ dàng thấm qua các khe nứt và hòa tan các khoáng chất trong đá, tạo ra các hang động, hố sụt, thung lũng caxtơ và những khối đá vôi bị xói mòn.
Địa hình caxtơ ở Việt Nam được thấy nhiều ở các vùng như Vịnh Hạ Long, Cao Bằng, Ninh Bình, nơi nổi tiếng với những cảnh quan độc đáo, các hang động lớn và cột đá vôi sừng sững. Quá trình phong hóa hóa học không chỉ làm biến đổi cảnh quan mà còn góp phần vào việc hình thành các hệ thống hang động ngầm phức tạp và sông ngầm trong các khu vực này.
* Mở rộng:
Đặc điểm chung của địa hình
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).
c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…
- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.
g đồi núi |
Đông Bắc |
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. - Đặc điểm hình thái: + Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam. + Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Tây Bắc |
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. - Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn. + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
|
Trường Sơn Bắc |
- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Đặc điểm hình thái + Gồm các dãy núi song song và so le. + Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. |
|
Trường Sơn Nam |
- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã. - Hướng: Vòng cung. - Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn. + Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển. + Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi. |
|
Bán bình nguyên và vùng đồi trung du |
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. |
|
Bán bình nguyên |
- Vị trí: Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. |
|
Đồi trung du |
- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung. - Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Câu 2:
Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là
Câu 3:
Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc- Nam ở nước ta là do
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông nào sau đây?
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ mưa của nước ta?
Câu 6:
Ở trên vùng núi của nước ta, từ độ cao nào sau đất quá trình hình thành đất feralit bị ngừng trệ?
Câu 8:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi chủ yếu phân bố trên dạng địa hình nào của Tây Bắc?
Câu 11:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của bão ở nước ta?
Câu 12:
Chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân chia khí hậu nước ta thành miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền?
Câu 15:
Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là