Câu hỏi:

07/11/2024 1,134

Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?

A. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Đáp án chính xác

D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km.

→ C đúng 

- A sai vì lớp Manti trên và vỏ Trái Đất kết hợp với nhau tạo thành lớp vỏ cứng hay còn gọi là thạch quyển, lớp này bao gồm cả phần trên của Manti và toàn bộ lớp vỏ Trái Đất.

- B sai vì nhiệt độ và áp suất cao khiến vật chất ở đây có tính dẻo nhưng không chảy như chất lỏng, giúp nó truyền chuyển động chậm từ các lớp bên trong.

- D sai vì lớp Manti trên kết hợp với vỏ Trái Đất tạo thành thạch quyển, là lớp vỏ cứng ngoài cùng của Trái Đất, giúp tạo nền tảng cho các hoạt động địa chất và kiến tạo.

*) Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

1. Vỏ Trái Đất

- Vị trí: nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Đặc điểm: độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.

2. Vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất

- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. Vỏ Trái Đất có trên 5 000 loại khoáng vật (90 % là nhóm khoáng vật si-li-cat).

- Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất:

+ Đá Mác-na (Gra-nit, ba-dan,...): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất.

+ Đá trầm tích (Đá sét, đá vôi,...): Có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá huỷ từ các loại đá khác nhau.

+ Đá biến chất (Đá gơ-nai, đá hoa,...): Có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các loại đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh diều (ảnh 1) Mô phỏng cấu tạo của vỏ Trái Đất

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi

Xem đáp án » 22/07/2024 4,008

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

Xem đáp án » 21/07/2024 3,998

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

Xem đáp án » 15/10/2024 3,162

Câu 4:

Đặc điểm của lớp Manti dưới là

Xem đáp án » 19/07/2024 2,538

Câu 5:

Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng

Xem đáp án » 10/07/2024 716

Câu 6:

Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?

Xem đáp án » 28/10/2024 476

Câu 7:

Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 317

Câu 8:

Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

Xem đáp án » 08/10/2024 291

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

Xem đáp án » 20/07/2024 281

Câu 10:

Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

Xem đáp án » 20/07/2024 272

Câu 11:

Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

Xem đáp án » 22/07/2024 220

Câu 12:

Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là

Xem đáp án » 12/07/2024 181

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

Xem đáp án » 21/07/2024 179

Câu 14:

Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?

Xem đáp án » 18/07/2024 176