Câu hỏi:
09/09/2024 579Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?
A. Buôn bán đường biển.
B. Làm nghề thủ công.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Trồng lúa mạch.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam:
- Buôn bán đường biển đặc biệt phát triển: Phù Nam trở thành một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất lúc bấy giờ. Thương nhân từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư,.. đều ghé qua khu vực cảng Óc Eo để trao đổi, buôn bán.
- Các nghề thủ công (luyện kim, nấu thủy tinh, đóng tàu, làm gốm,…) và nông nghiệp (trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm,…) cũng khá phát triển.
D đúng
- A sai vì họ đã phát triển các hoạt động thương mại hàng hải, trở thành trung tâm giao thương quan trọng trong khu vực, kết nối với nhiều nền văn hóa và nền kinh tế khác qua các tuyến đường biển.
- B sai vì họ đã phát triển các ngành nghề chế tác tinh xảo như làm gốm, đúc đồng, và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế và văn hóa của khu vực.
- C sai vì nền kinh tế chủ yếu của họ dựa vào thương mại đường biển và làm nghề thủ công, thay vì chăn nuôi gia súc, mà họ không tập trung nhiều vào lĩnh vực này.
*) Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự ra đời của nhà nước
- Vào khoảng đầu Công nguyên, Vương quốc Phù Nam đã được thành lập trên cơ sở tập hợp nhiều tộc người, nhiều tiểu quốc. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực cao nhất, cai trị bằng cả vương quyền và thần quyền; giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền với nhiều cấp bậc.
- Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước Phù Nam ngày càng được hoàn thiện. Phù Nam vươn lên trở thành vương quốc hùng mạnh, có ảnh hưởng rộng ra nhiều vùng đất ở khu vực Đông Nam Á.
* Hoạt động kinh tế
- Phù Nam trở thành một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất lúc bấy giờ. Thương nhân từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư,... đều ghé qua khu vực cảng Óc Eo để trao đổi, buôn bán..
- Một số nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam cũng khá phát triển.
* Đời sống vật chất
- Nhà ở: Cư dân Phù Nam chủ yếu ở trong những ngôi nhà sàn rộng làm bằng gỗ, lợp mái lá, phù hợp với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm
- Ẩm thực: lương thực, thực phẩm chính của người Phù Nam là lúa gạo, các loại thịt và thuỷ, hải sản.
- Trang phục tương đối đơngiản: đàn ông đóng khố, ở trần; phụ nữ mặc váy và đeo một số đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai,...
- Phương tiện đi lại: cư dân Phù Nam đi lại chủ yếu bằng thuyền trên kênh, rạch, sông ngòi
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng, tôn giáo
+ Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần, duy trì tín ngưỡng phồn thực.
+ Trong quá trình giao lưu buôn bán với Ấn Độ, người Phù Nam đã tiếp nhận các tôn giáo như: Phật giáo, Hin-đu giáo,...
- Phong tục, tập quán:
+ Phong tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức như thuỷ táng (thả xác xuống sông), hoả táng (đốt xác), thổ táng (chôn dưới đất) và điểu táng (để xác ngoài đồng cho chim ăn).
+ Khi gia đình có tang, người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
Câu 7:
Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
Câu 8:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
Câu 9:
Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Câu 11:
Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nào sau đây?