Câu hỏi:
21/07/2024 13,049Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. nông nghiệp trồng lúa nước.
B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. đánh bắt thủy hải sản.
D. chế tác sản phẩm thủ công.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là nông nghiệp trồng lúa nước. Trên những điểm tụ cư ở các gò đồi, chân núi, các dải đất cao ven sông, cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp: làm rẫy (vùng đồi núi, địa hình dốc) và làm ruộng (vùng đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, thuận tiện tưới tiêu).
* Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
- Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn) có nguồn gốc bản địa
- Chủ nhân là các cộng đồng người Việt cổ
- Thời gian: đầu thiên niên kỉ ITCN đến vài thế kỉ đầu Cống nguyên
- Địa bàn: khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
a) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiên
- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...
- Khu vực này đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,... thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi, nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước
- Khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,... thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển sớm.
* Cơ sở xã hội
- Có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.
- Trong hơn hai thiên niên kỉ, sự phát triển của công cụ lao động, các hoạt động sản xuất đã dẫn đến: sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ, phần hoá xã hội và sự ra đời của nhà nước.
- Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp (trị thuỷ, làm thuỷ lợi, khai hoang,...), yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng đã liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung. Đây chính là cơ sở hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - tiền để cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh.
b) Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự ra đời của nhà nước
- Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Tổ chức nhà nước Văn Lang còn khá sơ khai.
- Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN); kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay); đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương, giúp việc cho vua cũng là lạc hầu; dưới địa phương vẫn do các lạc tướng cai quản.
* Hoạt động kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Cư dân đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp: làm rẫy (vùng đồi núi, địa hình dốc) và làm ruộng (vùng đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi tưới tiêu).
+ Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
+ Một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, dệt, luyện kim,...) phát triển mạnh mẽ.
+ Nghề luyện kim đồng phát triển vượt bậc, với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo (công cụ lao động, đồ trang sức, vũ khí, trống đồng, thạp đồng...).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
Câu 6:
Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
Câu 7:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
Câu 8:
Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Câu 10:
Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nào sau đây?
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?