Câu hỏi:
06/01/2025 2,560
Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?
Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?
A. Nhu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi để phát triển sản xuất.
A. Nhu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi để phát triển sản xuất.
B. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.
C. Tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
C. Tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ,không phải là cơ sở hình thành của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Khối đại đoàn kết dân tộc tập trung vào việc bảo vệ và phát triển đất nước, duy trì hòa bình và sự đoàn kết nội bộ, chứ không phải là xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ.
C đúng
- A sai vì việc quản lý nước và phát triển nông nghiệp đòi hỏi sự hợp tác, đoàn kết giữa các cộng đồng, tạo nên sự gắn bó và chung sức của toàn dân.
- B sai vì sự đoàn kết toàn dân là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ đất nước, đẩy lùi ngoại xâm, và giành lại độc lập dân tộc.
- D sai vì chính sách này thúc đẩy sự hòa hợp và liên kết giữa các dân tộc, tạo nên một khối thống nhất và vững mạnh để phát triển và bảo vệ đất nước.
* Mở rộng:
* Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
- Trên cơ sở chung sống lâu đời, các dân tộc đã cùng góp sức vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang, ... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong lịch sử.
2. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Từ rất sớm, cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã khai phá đất đai, tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần,… Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.
- Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang. Lịch sử đã ghi nhận sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng,… trong thời kì Bắc thuộc.
- Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số tiếp tục có những đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, đồng bào các dân tộc Khmer, Xtiêng, Mnông, Ba-na, Mường, Thái, Hmông, Dao,… đã tổ chức và tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản.
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc sau năm 1975.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về nền văn minh Đại Việt?
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về nền văn minh Đại Việt?
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 3:
Nhận xét nào dưới đây không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
Nhận xét nào dưới đây không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 5:
Thời Tây Sơn, chữ Nôm đã trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán. Điều này đã thể hiện
Thời Tây Sơn, chữ Nôm đã trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán. Điều này đã thể hiện
Câu 7:
Yếu tố nào đã thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
Yếu tố nào đã thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
Câu 9:
“Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?
“Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng vè bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng vè bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
Câu 12:
Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là
Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là
Câu 13:
Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 14:
Tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu do
Tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu do
Câu 15:
Nhận xét nào dưới đây đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?
Nhận xét nào dưới đây đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?