Câu hỏi:

02/09/2024 454

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?   

A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài” với Việt Nam

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

- Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài” với Việt Nam, không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

 Vì sau thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947), thực dân Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với Việt Nam.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như ở Lào và Campuchia. Nó trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc nước Pháp và các nước tham dự hội nghị phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

→ D đúng.A,B,C sai

 * CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

a. Chủ trương của Đảng.

- Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954.

- Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.

- Phương hướng chiến lược: tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

- Phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng không chắc thì kiên quyết không đánh.

b. Diễn biến.

- Tháng 12/1953, quân dân Việt Nam tấn công Lai Châu ⇒ Điện Biên Phủ là nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.

- Tháng 12/1953, liên quân Việt – Lào tấn công Trung Lào ⇒ Xê-nô là nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp

-Tháng 1/1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào ⇒ Luông Phabang là nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.

Tháng 2/1954, quân dân Việt Nam tấn công Bắc Tây Nguyên ⇒ Plây-cu là nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.

c. Ý nghĩa, tác động.

- Kế hoạch Na-va của Pháp bước đầu bị phá sản.

- Việt Nam giành được quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương => Pháp lâm vào thế khó khăn.

- Tạo thế là lực cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiến lên.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

a. Hoàn cảnh lịch sử.

- Kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ bước đầu bị phá sản.

- Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tâm điểm của kế hoạch Na-va, điểm quyết chiến chiến lược với Việt Nam.

+ Điện Biên Phủ bao gồm 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu: phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam.

+ Quân số của Pháp tại Điện Biên Phủ khi cao nhất lên tới 162000 tên.

- Lực lượng cách mạng của Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trưởng thành.

b. Chủ trương của Đảng.

- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.

c. Diến biến chính:

- Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và  toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.

- Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

d. Kết quả, ý nghĩa:

- Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng nhiều vùng đông dân...

- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.

- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)

 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sau 8 năm xâm lược Việt Nam, Pháp gặp khó khăn cơ bản nào dưới đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 15,699

Câu 2:

Tháng 5/1953 Pháp và Mĩ khi đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 10,832

Câu 3:

Các tướng lĩnh Pháp – Mĩ đã coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là

Xem đáp án » 22/07/2024 8,291

Câu 4:

Kế hoạch quân sự được xem là lớn nhất trong quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp từ 1945-1954 ?

Xem đáp án » 31/08/2024 4,773

Câu 5:

Năm 1953, thực dân Pháp gặp khó khăn nào trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 3,388

Câu 6:

Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954) 

Xem đáp án » 25/08/2024 1,303

Câu 7:

Trong Đông - Xuân 1953-1954, quân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu kế hoạch quân sự nào của Pháp?

Xem đáp án » 31/08/2024 1,142

Câu 8:

Cụm cứ điểm nào dưới đây gắn liền với thắng lợi của Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

Xem đáp án » 31/08/2024 909

Câu 9:

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

Xem đáp án » 20/07/2024 825

Câu 10:

Nội dung kế hoạch Nava của Pháp 1953 được chia thành mấy bước?

Xem đáp án » 31/08/2024 513

Câu 11:

Hiệp định Giơnevơ 1954, quy định việc di chuyển, tập kết quân đội Việt Nam và Pháp ở hai miền Nam – Bắc với giới tuyến quân sự tạm thời là

Xem đáp án » 31/08/2024 470

Câu 12:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?

Xem đáp án » 23/07/2024 446

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)?

Xem đáp án » 02/09/2024 432

Câu 14:

Trưởng đoàn đại diện cho phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơnevơ là ai?

Xem đáp án » 31/08/2024 428

Câu 15:

Từ thu – đông 1953 ở chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp tập trung quân lớn nhất ở đâu?

Xem đáp án » 31/08/2024 396

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »