Câu hỏi:

17/12/2024 406

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng của người Việt cổ?

A. Thờ Thiên Chúa.

Đáp án chính xác

B. Thờ các vị thần tự nhiên.

C. Thờ cúng tổ tiên.

D. Thờ các vị thủ lĩnh.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Các tín ngưỡng của người Việt cổ gồm: Thờ các vị thần tự nhiên (thần Mặt Trời, thần núi, thần sông,…), thờ cúng tổ tiên, thủ lĩnh; thực hành các lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

=> A đúng

Như đã nói ở trên, người Việt cổ rất sùng bái tự nhiên, họ thờ các vị thần như thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Sông, thần Núi...

=> B sai

 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, đã có từ thời xa xưa. Người Việt cổ tin rằng tổ tiên vẫn luôn bảo vệ và phù hộ cho con cháu.

=> C sai

 Người Việt cổ tôn kính những vị thủ lĩnh, những người có công với làng với nước. Họ tin rằng những người này sau khi mất sẽ trở thành thần linh và tiếp tục phù hộ cho cộng đồng.

=> D sai

* Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

a) Điều kiện tự nhiên

- Nét chính về điều kiện tự nhiên:

+ Phạm vi: lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

+ Vị trí địa lí: phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển.

+ Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; có nhiều dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

+ Địa hình: có nhiều vùng đồng bằng màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chi, thiếc,...)

- Tác động:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác

+ Thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cư dân

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt

b) Cơ sở xã hội

- Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì

+ Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

- Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Giải SGK Lịch sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục như thế nào?

Xem đáp án » 17/12/2024 2,843

Câu 2:

Nội dung nào sau đây mô tả không đúng về nhà nước Âu Lạc?

Xem đáp án » 21/07/2024 2,092

Câu 3:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,746

Câu 4:

Người Việt cổ không có phong tục nào dưới đây?

Xem đáp án » 17/12/2024 888

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?

Xem đáp án » 04/12/2024 883

Câu 6:

Nội dung nào sau đây mô tả đúng về nhà nước Văn Lang?

Xem đáp án » 19/07/2024 851

Câu 7:

Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các chiềng, chạ là

Xem đáp án » 17/12/2024 721

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

Xem đáp án » 17/12/2024 704

Câu 9:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Xem đáp án » 17/12/2024 626

Câu 10:

Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là

Xem đáp án » 17/12/2024 530

Câu 11:

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới đây?

Xem đáp án » 17/12/2024 464

Câu 12:

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là

Xem đáp án » 17/12/2024 347

Câu 13:

Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau?

Vua nào công đức lưu danh,

Dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa?

Xem đáp án » 17/12/2024 346

Câu 14:

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án » 23/07/2024 338

Câu 15:

Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 245

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »