Câu hỏi:
04/09/2024 126Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
B. Phòng và khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
C. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
D. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là nhằm mục đích Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
- Ngoài ra những mục đích khác của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là:
+ Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cá nhân loại.
+ Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.
+ Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
+ Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.
+ Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Bảo vệ môi trường
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng của bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng bất thường về thời tiết, khí hậu,...
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
2.Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Mục tiêu: Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
- Nhiệm vụ:
+ Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và cả nhân loại.
+ Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
+ Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
+ Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết đỉnh núi nào sau đây của nước ta có độ cao 2051m?
Câu 3:
Pơ mu là loài thực vật phát triển ở vành đai khí hậu nào sau đây ở nước ta?
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây
Câu 7:
Căn cứ vào trang 10 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Hồng vào tháng nào sau đây?
Câu 8:
Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào
Câu 9:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng?
Câu 10:
Trở ngại lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Câu 11:
Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng
Câu 12:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ
Câu 13:
Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của
Câu 14:
Vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn đã mang lại cho nước ta thuận lợi nào sau đây về tự nhiên?
Câu 15:
Hàng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do