Câu hỏi:

04/10/2024 350

Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?

A. Đạo giáo và Hồi giáo.


B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.


C. Phật giáo và Hin-đu giáo.

Đáp án chính xác

D. Nho giáo và Phật giáo.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

- Phật giáo và Hin-đu giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. (SGK - Trang 47).

-  Trong lịch sử, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập.

- Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo.

→ A sai.

- Kitô giáo ban đầu là một giáo phái Do Thái ở Đền thờ thứ hai trong Do Thái giáo thời Hy Lạp

→ B sai.

- Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc ,Người sáng lập là Khổng Tử (dựa trên việc phát triển tư tưởng của Chu Công Đán).

→ D sai.

* Thành tựu văn minh tiêu biểu

1.  Chữ viết và văn học

a. Chữ viết

- Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3.000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn.

- Tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là chữ Xan-xcrit, chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.

- Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ.

b. Văn học

- Phản ánh đời sống tinh thần phong phú.

- Tác phẩm cổ xưa nhất là kinh Vê-đa, có 4 tập, là pho thần thoại sinh động của người A-ri-a.

- Bộ sử thi đồ sộ Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.

- Bộ sử thi Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.

- Từ thế kỉ V, kịch thơ  chữ Phạn phát triển, tiêu biểu là tác giả Ka-li-đa-sa với vở kịch thơ Sơ-cun-tơ-la.

- Thời kì sau xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Hin-đi.

2. Tôn giáo và triết học

a. Tôn giáo

- Bà La Môn giáo:

+ Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ thiên niên kỉ I TCN;

+ Giáo lí chủ yếu dựa theo bộ kinh Vê-đa;

+ Thờ các vị thần tối cao: Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo vệ), Si-va (thần Huỷ diệt).

+ Tư tưởng của tôn giáo này nói về thuyết luân hồi và nghiệp báo, trở thành công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.

- Hin-đu giáo (Ấn Độ giáo):

+ Ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo nên vẫn giữ nguyên quan điểm về số phận con người (luân hồi, nghiệp báo và giải thoát).

+ Hin-đu giáo vẫn tôn thờ ba thần chủ yếu, ngoài ra còn thêm một số vị thần khác (thần Khỉ, thần Bò,...).

+ Về sau Hin-đu giáo chia thành hai phái, phái thờ thần Vis-nu và phái thờ thần Si-va.

- Đạo Phật:

+ Xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, theo truyền thuyết do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập.

+ Phật giáo chủ trương không phân biệt đẳng cấp, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện; lí giải nguyên nhân nỗi khổ, cách thức giải thoát với “Tứ diệu đế”, “Bát chính đạo” và luật nhân - quả.

+ Các tín đồ Phật giáo phải thực hiện kiêng năm điều (gọi là “Ngũ giới”).

- Ngoài ra, Ấn Độ còn có nhiều tôn giáo khác: đạo Giai-nơ, đạo Sích, Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo,... và nhiều tín ngưỡng thờ thần, tạo nên đời sống tâm linh vô cùng phong phú.

b. Triết học

- Đề cập đến nhiều vấn đề: các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm đến các hoạt động của các thế hệ triết gia.

- Đặc sắc nhất là tư tưởng giải thoát.

3. Nghệ thuật

a. Kiến trúc

- Kiến trúc Phật giáo với đặc trưng là tháp, chùa, trụ đá,... Tiêu biểu: tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta, các trụ đá thời A-sô-ca.

- Các công trình kiến trúc Hin-đu giáo được xây dựng nhiều vào thế kỉ VII - XI, với các đền tháp nhọn nhiều tầng, tượng trưng cho đỉnh núi Mê-ru linh thiêng. Tiêu biểu: cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, cụm đền tháp Kha-giu-ra-hô,…

- Kiến trúc Hồi giáo được phổ biến khi tôn giáo này trở thành quốc giáo. Tiêu biểu: tháp Cu-túp Mi-na, lăng mộ của hoàng đế Hu-ma-y-un, lăng Ta-giơ Ma-han,…

b. Điêu khắc

- Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên các pho tượng Phật bằng đá, đồng; tượng thần của Hin-đu giáo; các bức phù điều chạm trổ trên các bức tường của chùa, đền, thánh đường, lăng mộ,..

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 8: Văn minh Ân Độ cổ - trung đại

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?

Xem đáp án » 11/10/2024 2,222

Câu 2:

Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực toán học là việc phát minh ra

Xem đáp án » 29/09/2024 955

Câu 3:

Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại có ý nghĩa như thế nào đối với văn minh nhân loại?

Xem đáp án » 16/12/2024 833

Câu 4:

Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?

Xem đáp án » 16/12/2024 762

Câu 5:

Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là

Xem đáp án » 16/12/2024 668

Câu 6:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin-đu giáo?

Xem đáp án » 14/10/2024 499

Câu 7:

Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?

Xem đáp án » 16/12/2024 444

Câu 8:

Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?

Xem đáp án » 16/12/2024 364

Câu 9:

Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?

Xem đáp án » 16/12/2024 361

Câu 10:

Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

Xem đáp án » 16/12/2024 344

Câu 11:

Dân cư chủ yếu ở phía Nam Ấn Độ thời kì cổ đại là

Xem đáp án » 16/12/2024 334

Câu 12:

Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là

Xem đáp án » 16/12/2024 314

Câu 13:

Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo nào?

Xem đáp án » 16/12/2024 229

Câu 14:

Người sáng lập đạo Phật là

Xem đáp án » 16/12/2024 215

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »