Câu hỏi:
26/12/2024 799Những thiên tai nào sau đây đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long nước ta ?
A. Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét hại.
B. Bão nhiệt đới, lũ ống, ngập lụt.
C. Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông.
D. Ngập lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng và bão nhiệt đới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Những thiên tai đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long nước ta là Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông. Đồng bằng sông Cửu Long ít chịu ảnh hưởng của bão hơn so với các vùng khác trong cả nước, đồng thời đây là vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên không có sương muối, rét hại => Chọn đáp án C
*Tìm hiểu thêm: "Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống"
Thiên tai |
Thời gian |
Khu vực |
Hậu quả |
Biện pháp |
Bão |
Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10). |
Chậm dần từ Bắc vào Nam. |
- Gây thiệt hại lớn về người và của. - Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi. |
- Dự báo chính xác. - Sơ tán dân. - Tích cực phòng chống bão. |
Ngập lụt
|
Tháng 9 - 10. |
- Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông. - Vũng trũng. |
- Ngập úng hoa màu, ruộng đồng. - Gây tắc nghẽn giao thông,… |
- Trồng rừng. - Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ. |
Lũ quét
|
Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB). |
Vùng núi. |
- Thiệt hại về người và của. - Sạt lở đất, cản trở giao thông. |
- Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí. - Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét. |
Hạn hán
|
Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực). |
- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc. - Tây Nguyên, ĐNB. - BTB và ven biển NTB. |
- Cháy rừng. - Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt. |
- Xây dựng công trình thủy lợi.
|
Các thiên tai khác |
Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…). |
Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển |
Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt. |
Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biết tổng diện tích của vùng Bắc Trung Bộ là 51,5 nghìn km2, độ che phủ rừng của vùng đứng thứ hai sau Tây Nguyên với 47,8% (2006). Vậy diện tích đất có rừng của vùng năm 2006 là:
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết làng nghề cổ truyền nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ?
Câu 3:
Do đặc điểm nào mà dân cư đồng bằng sông Cửu Long chủ động “Sống chung với lũ”
Câu 4:
Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 6:
Đâu là thế mạnh tương đồng trong sản xuất nông nghiệp giữa đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ ?
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
Câu 8:
“Ước tính trong 5 đến 6 năm trở lại đây, ở Cà Mau mỗi năm nước biển lân sâu vào trong đất liền 100m. Biển đã lân vào sát cột mốc mũi Cà Mau” (Nguồn: VTV 24). Hãy cho biết, hiện tượng xảy ra ở Cà Mau trong đoạn trích trên là hệ quả của vân đề nào sau đây ?
Câu 10:
Việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần
Câu 11:
Nhân tố tạo nên thế mạnh đặc biệt về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác là
Câu 12:
Sự cố môi trường biển năm 2016 ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường vùng biển các tỉnh nào thuộc khu vực miền Trung nước ta ?
Câu 13:
Trong việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ cần phải quan tâm đến những vấn đề về môi trường, chủ yếu do
Câu 15:
Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là