Câu hỏi:
28/10/2024 165Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương
B. Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam
C. Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam
D. Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam,đã được Mĩ triển khai trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
- Mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu là:
+ Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để khống chế Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam, từ năm 1948 Mĩ đã bắt đầu dính líu trực tiếp, can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua viện trợ quân sự. Đến năm 1954, viện trợ của Mĩ vào khoảng 555 tỉ phrăng- chiếm 73% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
→ D đúng.A,B,C sai.
* ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MĨ Ở ĐÔNG DƯƠNG: KẾ HOẠCH NAVA
a. Nguyên nhân thúc đẩy Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Nava.
- Pháp gặp nhiều khó khăn và lâm vào thế bị động, cần nhanh chóng tìm hướng giải quyết.
- Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh.
- Sự lớn mạnh và ngày càng trưởng thành của bộ đội chủ lực của Việt Nam, từ năm 1950, quân đội Việt Nam luôn giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
⇒ Tháng 05/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh, “kết thúc chiến tranh trong danh dự” (sau 18 tháng).
b. Nội dung Kế hoạch Na-va:
- Bước một: Thu - Đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung Bộ và Nam Đông Dương.
- Bước hai: từ Thu - Đông 1954, tiến công chiến lược Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định.
⇒ Bản chất của kế hoạch Nava là tập trung binh lực nhưng luôn chứa đựng mâu thuẫn (giữa tập trung với phân tán lực lượng).
c. Thủ đoạn triển khai kế hoạch Nava.
- Xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự.
- Nâng tổng số quân ở Đông Dương lên 84 tiểu đoàn.
- Tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động.
- Càn quét, bình định vùng chiếm đóng.
- Mở rộng hoạt động biệt kích, thổ phỉ ở vùng núi phía Bắc.
d. Nhận xét về bản chất của Kế hoạch Na-va.
- Đây là kế hoạch tập trung binh lực (nhằm tiếp công chiến lược theo 2 bước) để giành lại thế chủ động chiến lược đã mất và kết thúc chiến tranh sau 18 tháng; là nỗ lực cuối cùng của Pháp và có Mĩ giúp sức.
- Kế hoạch Na-va ra đời trong bối cảnh Pháp bị động, gặp nhiều khó khăn. Trong kế hoạch Na-va đã hàm chứa nhiều mâu thuẫn giữa: chiếm đất và giữ đất, giữa tập trung và phân tán lực lượng,... do đó nó báo trước sự thất bại nặng nề của Pháp.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước khi bị đảo lộn?
Câu 2:
Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là
Câu 3:
Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 là
Câu 4:
Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?
Câu 6:
Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?
Câu 7:
Khi vừa ra đời, kế hoạch Nava của thực dân Pháp đã chứa đựng yếu tố thất bại vì
Câu 8:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử mà Pháp đề ra kế hoạch Nava?
Câu 9:
Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát Đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?
Câu 10:
Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là
Câu 11:
Đâu được coi là điểm yếu, điểm hạn chế cố hữu của kế hoạch quân sự Nava?
Câu 12:
Âm mưu chiến lược của Mỹ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 -1954) của thực dân Pháp là gì?
Câu 13:
Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là
Câu 14:
Điểm yếu cơ bản nào trong kế hoạch quân sự Na-va mà thực dân Pháp không thể giải quyết được?
Câu 15:
Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?