Câu hỏi:
12/10/2024 228Nguyên tắc tôn trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là
A. các bên cùng có lợi.
B. bình đẳng.
C. đoàn kết giữa các dân tộc.
D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Trả lời:
Đáp án là B
Giải thích: Nguyên tắc tôn trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là bình đẳng.
*Tìm hiểu thêm: "Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc"
* Bình đẳng về chính trị
- Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
- Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước.
* Bình đẳng về kinh tế
- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.
* Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.
- Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phương án nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?
Câu 2:
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 3:
Phương án nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?
Câu 4:
Sau giờ học trên lớp, X (dân tộc Kinh) giảng bài cho Y (dân tộc Ê- đê). Hành vi của X thể hiện
Câu 5:
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
Câu 6:
Vừa qua chị X (người dân tộc Khơ-me) được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy những điệu múa truyền thống cho con em đồng bào dân tộc mình. Em nên có thái độ như thế nào để thể hiện bản thân là người biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
Câu 7:
N là người dân tộc thiểu số được cộng 1.5 điểm ưu tiên trong xét tuyển vào đại học. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
Câu 8:
Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện để các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
Câu 9:
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
Câu 12:
Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được tham gia bầu cử, ứng cử là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
Câu 13:
Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
Câu 14:
Một trong các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
Câu 15:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?