Câu hỏi:
06/01/2025 151Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu đã thành lập "Cộng đồng than - thép châu Âu" (ECSC) nhằm
A. tập trung sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.
B. phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên
C. thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu".
D. chuẩn bị thành lập Liên minh châu Âu.
Trả lời:
Đáp án B
Mục tiêu không chỉ là tập trung mà còn là phối hợp và quản lý chung.
=> A sai
Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) được thành lập với mục tiêu chính là phối hợp và thống nhất quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ than và thép giữa các nước thành viên.
=> B đúng
Đây là một mục tiêu sau đó, được thực hiện thông qua Hiệp ước Rome năm 1957, không phải là mục tiêu ban đầu của ECSC.
=> C sai
ECSC là bước khởi đầu, nhưng việc thành lập Liên minh châu Âu là một quá trình lâu dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn và hiệp ước khác nhau.
=> D sai
* XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ “CHIẾN TRANH LẠNH” CHẤM DỨT
1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây.
- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mỹ.
+ Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
+ 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược,...
Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki.
- Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
2. Chiến tranh lạnh kết thúc.
* Nguyên nhân:
1 - Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.
2 - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.
3 - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ => đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
⇒Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Tháng 12/1989, tại Manta, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachop và G. Buso (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
IL. THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Từ sau năm 1991, tình hình thế giới diễn ra những thay đổ to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:
- Một là, trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
- Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
- Ba là, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.
- Bốn là, ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.
⇒ Xu thế chung của thế giới hiện nay: hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong thời kì Chiến tranh lạnh là
Câu 10:
Nền tảng cho quan hệ hai nước Mĩ - Nhật được thực hiện bằng sự kiện
Câu 11:
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 là
Câu 12:
Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1991 -2000 là
Câu 15:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải liên minh chặt chẽ với Mĩ vì