Câu hỏi:
01/10/2024 336
Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất. Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất. Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
* Nguyên nhân thay đổi của khí áp
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.
- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.
* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).
- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).
- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).
- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).
Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.Khí áp
Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Trên bề mặt Trái Đất có 2 đai khí áp cao cực và hai đại khí áp thấp ôn đới và hai đai khí áp cao cận nhiệt đới, được phân bố đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
- Tại xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao nên ở đây hình thành đai áp thấp xích đạo. Đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lit nên giáng xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.
- Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt Trái Đất tạo nên đai áp cao cực.
- Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên đai áp thấp ôn đới.
II. Nguyên nhân sự thay đổi khí áp
- Sự thay đổi khí áp chịu tác động của độ cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí.
- Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ.
- Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm.
- Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa
Câu 6:
Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?
Câu 9:
Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm nào sau đây?
Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm nào sau đây?
Câu 10:
Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Trình bày vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội.