Câu hỏi:
07/11/2024 180Một trong những nét nổi bật của nền kinh tế nước Pháp trước cách mạng là
A. nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu
B. nước Pháp Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
C. nước Pháp là nước công nghiệp phát triển
D. nước Pháp là nước có nền công nghiệp và nông nghiệp đứng đầu châu Âu
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Một trong những nét nổi bật của nền kinh tế nước Pháp trước cách mạng vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Trước Cách mạng Pháp 1789, nền kinh tế Pháp chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp và thường xuyên bị mất mùa. Khoảng 80% dân số là nông dân, sống dưới chế độ phong kiến, chịu nhiều gánh nặng thuế và địa tô, trong khi tầng lớp quý tộc và giáo sĩ được miễn thuế, tạo ra sự bất công lớn. Ngành công nghiệp và thương mại của Pháp cũng kém phát triển, không theo kịp Anh – quốc gia đã bắt đầu công nghiệp hóa. Những bất công xã hội và trì trệ kinh tế đã làm bùng phát làn sóng bất mãn, trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến Cách mạng Pháp.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
1.1. Bối cảnh lịch sử
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian: cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, bắt đầu từ nước Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước Âu - M
+ Tác động từ các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) đã thúc đẩy kinh tế công - thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng
+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản
+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, họ buộc phải tới làm thuê tại các nhà máy, công xưởng…
+ Những cải tiến, tiến bộ về kĩ thuật trong các công trường thủ công.
1.2. Những thành tựu cơ bản
- 1769, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đơn hướng. Đến năm 1782, ông chế tạo thành công chiếc máy hơi nước song hướng. Sau khi ra đời, máy hơi nước của Giêm Oát nhanh chóng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
- Động cơ đốt trong ra đời, tiêu biểu là các phát minh của: Giôn Bác-bơ (năm 1791), Thô-mát Mít (1794), Giôn Ste-phen (1789)… Động cơ đốt trong nhanh chóng thúc đẩy cơ giới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
- Đầu thế kỉ XX, xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời. Tiêu biểu là: đầu màu xe lửa do Xti-phen-xơn chế tạo (năm 1814); tàu thủy Phơn-tơn..
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
2.1. Bối cảnh lịch sử
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở: Mỹ, Anh, Pháp, Đức… vào nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh:
+ Tiền đề từ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
+ Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản
+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền
+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao
2.2. Những thành tựu cơ bản
- Thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp:
+ Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789 - 1854) người Đức, Mai-cơn Pha-ra-đây (1791 - 1867) người Anh, Giêm Pre-xcốt Giun (1818 - 1889) người Anh, E.K.Len-xơ (1804 - 1865) người Nga,...
+ Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện
+ Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.
+ Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
+ Công nghiệp hoá học ra đời
- Thành tựu trong lĩnh vực thông tin liên lạc: phát minh ra máy điện tín
- Thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải:
+ Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay
+ Dầu đi-e-zen trở thành nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.
3. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
3.1. Ý nghĩa
- Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
3.2. Tác động
a. Đối với xã hội
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.
- Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dần đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
- Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,...
b. Đối với văn hóa
- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu
- Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người
- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trào lưu tư tưởng Triết học Anh sáng ở Pháp đã phê phán sự thối nát của
Câu 2:
Những quan điểm tiến bộ của Triết học Anh sáng ở Pháp đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho
Câu 8:
Ba đẳng cấp xã hội ở Pháp trước Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là
Câu 10:
Điểm giống nhau cơ bản giữa tình hình nước Anh và nước Pháp trước cuộc cách mạng tư sản là
Câu 12:
Một trong các ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp là
Câu 13:
Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản ở Pháp dưới hình thức
Câu 14:
Cho các sự kiện:
1. Thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
2. quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho Cách mạng Pháp.
3. Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.