Câu hỏi:
19/12/2024 3,650Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là
A. Hoa Lư.
B. Tây Đô.
C. Thăng Long.
D. Phú Xuân.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Là kinh đô của nhà Đinh và Tiền Lê.
=> A sai
Là kinh đô của nhà Hồ, một triều đại ngắn ngủi xen giữa thời Trần và Lê sơ.
=> B sai
Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là Thăng Long. (SGK - Trang 118)
=> C đúng
Là kinh đô của nhà Nguyễn, thuộc thời kỳ sau Lê sơ.
=> D sai
* Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam
a) Ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt
- Ưu điểm
+ Việc sinh sống thành làng xã đã góp phần gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng.
+ Nho giáo được đề cao, góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép, ổn định
- Hạn chế:
+ Các vương triều phong kiến Đại Việt chú trọng phát triển nông nghiệp; không đề cao thủ công nghiệp và thương nghiệp
+ Trong thời kì trung đại, người Việt ít có phát minh khoa học, kĩ thuật.
+Việc sinh sống thành làng xã là một trong những yếu tố hình thành nên tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên, hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của xã hội và từng cá nhân.
+ Việc đề cao Nho giáo đã góp phần tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế, đặc biệt là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
b) Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt
- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt.
- Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
Câu 6:
Một trong những danh y nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ X - XIX là
Câu 7:
Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?
Câu 8:
Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?
Câu 10:
Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
Câu 12:
Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
Câu 13:
Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
Câu 14:
Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?