Câu hỏi:

23/07/2024 21,263

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên với phát triển ngành thủy sản nước ta là

A. bão.  

Đáp án chính xác

B. lũ lụt. 

C. hạn hán. 

D. sạt lở bờ biển.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Hàng năm, có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 -35 đợt gió mùa Đông Bắc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.

A đúng 

- B sai vì ngành thủy sản có thể phục hồi nhanh và có biện pháp bảo vệ như nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ. Thách thức lớn hơn là ô nhiễm môi trường và sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

- C sai vì ngành thủy sản có thể dựa vào các nguồn nước ngọt dự trữ và công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Thách thức lớn hơn là ô nhiễm nguồn nước và sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản.

- D sai vì có thể được kiểm soát bằng các biện pháp kỹ thuật như xây dựng đê kè và bảo vệ bờ biển. Thách thức lớn hơn là ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và sinh kế ngư dân.

*) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản

* Thuận lợi

- Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác,…

- Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế,...

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh, các bãi cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt.

- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

* Khó khăn

- Nhiều thiên tai tự nhiên: bão, áp thấp nhiệt đới,…

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta?

Xem đáp án » 20/08/2024 34,125

Câu 2:

Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 20,613

Câu 3:

Vùng nào sau đây có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản?

Xem đáp án » 23/07/2024 17,118

Câu 4:

Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?

Xem đáp án » 26/07/2024 15,976

Câu 5:

Nghề nuôi cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông nào của nước ta?

Xem đáp án » 26/07/2024 12,060

Câu 6:

Tỉnh An Giang đứng đầu cả nước về nghề nuôi

Xem đáp án » 01/08/2024 11,980

Câu 7:

Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

Xem đáp án » 05/10/2024 6,450

Câu 8:

Thế mạnh vượt trội để phát triển mạnh ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác là

Xem đáp án » 01/08/2024 6,042

Câu 9:

Vùng nào sau đây có nghề nuôi tôm phát triển nhất nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 4,430

Câu 10:

Nghề nuôi tôm được phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?

Xem đáp án » 27/07/2024 2,821

Câu 11:

Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là

Xem đáp án » 23/07/2024 634