Câu hỏi:

23/07/2024 27,646

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi nước ta là

A. thường xuyên xảy ra thiên tai.

B. địa hình bị chia cắt mạnh trở ngại cho giao thông.

Đáp án chính xác

C. sông ngòi ít có giá trị về giao thông đường thủy.

D. khoáng sản phân bố phân tán theo không gian.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông, hạn chế việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa miền núi – đồng bằng và giữa các vùng miền núi.

B đúng 

- A sai vì vùng đồi núi Việt Nam có thể thích nghi và phát triển các biện pháp phòng chống. Thách thức lớn hơn là cơ sở hạ tầng hạn chế và khó khăn trong việc tiếp cận và phát triển kinh tế.

- C sai vì vùng đồi núi có thể phát triển hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt. Thách thức lớn hơn là địa hình phức tạp, ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.

- D sai vì có thể sử dụng công nghệ khai thác và vận chuyển hiện đại. Thách thức lớn hơn là địa hình hiểm trở và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng và sinh kế.

*) Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội

* Thế mạnh

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.

- Đất: Các bề mặt cao nguyên, bán bình nguyên, đồi trung du và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.

Thủy điện Thác Bà, Yên Bái - Vùng núi giàu tiềm năng thủy điện

- Thủy năng: Các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

- Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).

Hà Giang, vùng núi có nhiều cảnh quan du lịch sinh thái đa dạng

* Hạn chế

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Thiên tai: Nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).

- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. Nơi khô nóng xảy ra cháy rừng, vùng núi đá vôi thiếu nước,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giải Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặc điểm khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án » 23/07/2024 103,143

Câu 2:

Địa hình đồng bằng sông Cửu Long khác với đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án » 23/07/2024 80,127

Câu 3:

Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông chủ yếu do

Xem đáp án » 23/07/2024 49,178

Câu 4:

Đặc điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án » 16/08/2024 33,485

Câu 5:

Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do

Xem đáp án » 23/07/2024 17,681