Câu hỏi:
04/11/2024 188Khó khăn khách quan của nền kinh tế Nhật bản trong những năm 1952 -1973 là
A. Bị chiến tranh tàn phá, hàng triệu người thất nghiệp, đói rét
B. Bị Mĩ với vai trò đồng minh chiếm đóng theo chế độ quân quản
C. Nghèo tài nguyên và là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai
D. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: - Đáp án A, B: là khó khăn với Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1952.
- Đáp án C: là khó khăn chủ quan với Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1973.
- Đáp án D: là yếu tố khách quan tác động đến kinh tế Nhật => Khó khăn khách quan đối với Nhật giai đoạn 1952 – 1973
*Tìm hiểu thêm: "Kinh tế"
a. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.
* Kinh tế:
- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.
- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.
+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
* Khoa học – kĩ thuật:
- Được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển.
- Đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.
- Khoa học – kĩ thuật – công nghệ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
b. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
1 - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
2 - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
3 - Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.
4 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
5 - Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
6 - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).
c. Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản.
1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).
3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN
Câu 2:
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
Câu 4:
Nguyên nhân nào là cơ bản quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Câu 5:
Vì sao trong phong trào dân chu 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh?
Câu 6:
Điểm mới trong kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) của thực dân Pháp là gì?
Câu 7:
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì đã
Câu 8:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực
Câu 9:
Theo “phương pháp Maobattơn”, thực dân Anh chia Ấn Độ thành những quốc gia nào?
Câu 10:
Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào do Mĩ thực hiện ở miền nam Việt Nam?
Câu 12:
Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là
Câu 13:
Bài học chủ yếu nào dưới đây được rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
Câu 14:
Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
Câu 15:
Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung hai Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và tháng 5-1941 là gì?