Câu hỏi:
12/09/2024 116Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì đã
A. Giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân
B. Xác đinh kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật
C. Đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương
D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì đã Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
Vào năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến nền kinh tế , chính trị, xã hội nhiều nước. Đảng cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt.Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
- Các đáp án khác,không phải là lý do để Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939
a. Hoàn cảnh:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp.
- Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột, đàn áp nhân dân Việt Nam.
⇒ Đòi hỏi Đảng phải kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
b. Nội dung hội nghị:
- Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.
- Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.
- Xác định phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang bí mật và bất hợp pháp.
- Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
c. Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN
Câu 2:
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là
Câu 3:
Khó khăn khách quan của nền kinh tế Nhật bản trong những năm 1952 -1973 là
Câu 5:
Nguyên nhân nào là cơ bản quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
Câu 6:
Vì sao trong phong trào dân chu 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh?
Câu 7:
Điểm mới trong kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) của thực dân Pháp là gì?
Câu 8:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực
Câu 9:
Theo “phương pháp Maobattơn”, thực dân Anh chia Ấn Độ thành những quốc gia nào?
Câu 10:
Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào do Mĩ thực hiện ở miền nam Việt Nam?
Câu 12:
Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là
Câu 13:
Bài học chủ yếu nào dưới đây được rút ra từ kết quả của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
Câu 14:
Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
Câu 15:
Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung hai Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và tháng 5-1941 là gì?