Câu hỏi:

29/08/2024 1,083

Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là:

A.   Càng giảm

Đáp án chính xác

B.   Càng tăng

C.   Không thay đổi

D.   Tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

- Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng càng giảm. Do năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

A đúng.

* Tìm hiểu "Dòng năng lượng trong hệ sinh thái"

1. Phân bố năng lượng trên Trái Đất

- Do góc nghiêng trục quay và quỹ đạo quay của Trái Đất so với Mặt Trời nên cường độ bức xạ mặt trời tác động lên Trái Đất thay đổi theo vĩ độ và thời gian 

- Khoảng 50% bức xạ mặt trời chiếu vào Trái Đất bị hấp thụ, tán xạ hoặc phản xạ bởi mây và bụi trong khí quyền. Trong số bức xạ thuộc dải ánh sáng nhìn thấy chiếu xuống bể mặt trái đất, chỉ khoảng 1% cung cấp cho sinh vật sản xuất thực hiện quá trình quang hợp, tạo nên khoảng 150 tỉ tấn (1,50 x 1014 kg) chất hữu cơ trên Trái Đất mỗi năm.

2. Chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái

- Trong hệ sinh thái, nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời đi vào quần xã chủ yếu thông qua quá trình quang hợp ở sinh vật sản xuất, truyền qua các bậc dinh dưỡng và giải phóng ra môi trường dưới dạng nhiệt.

- Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng được sử dụng chủ yếu để duy trì thân nhiệt và các hoạt động sống (hô hấp tế bào), một phần tích luỹ dưới dạng sinh khối, một phần thất thoát qua vật chất rơi rụng (cành lá rụng, lông rụng,...), chất thải.

- Giữa các bậc dinh dưỡng, một phần năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp được truyền tới bậc dinh dưỡng cao hơn dưới dạng sinh khối (thức ăn).

- Trong quá trình truyền năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị thất thoát, chỉ một phần nhỏ năng lượng được tích luỹ thành sinh khối ở bậc dinh dưỡng cao hơn (H 29.5).

Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng l (ảnh 1)

3. Hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái

a) Hiệu suất sinh thái

- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

- Hiệu suất sinh thái phản ánh hiệu quả sử dụng năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng, từ đó thể hiện hiệu quả của cả hệ sinh thái. Hiệu suất sinh thái càng cao thì mức thất thoát năng lượng càng thấp. 

- Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng thường rất thấp, năng lượng thất thoát qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn.

b) Tháp sinh thái

- Tháp sinh thái là biểu đồ hình tháp thể hiện số lượng hoặc sinh khối, hoặc năng lượng có trong tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Hình tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, mỗi hình chữ nhật đại diện cho một bậc dinh dưỡng với đáy tháp là bậc dinh dưỡng cấp 1. Các hình chữ nhật có chiều rộng bằng nhau, chiều dài khác nhau thể hiện cho độ lớn về số lượng hoặc sinh khối hoặc năng lượng ở bậc dinh dưỡng tương ứng.

- Tháp sinh thái điển hình có đáy rộng, phần trên luôn nhỏ hơn và hẹp lại rất nhanh, thể hiện hiệu quả truyền vật chất/năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

- Có ba loại tháp sinh thái là: Tháp số lượng (số lượng/diện tích hoặc thể tích), tháp sinh khối (khối lượng/diện tích hoặc thể tích) và tháp năng lượng (năng lượng/diện tích hoặc thể tích/thời gian).

+ Tháp số lượng có dạng điển hình hoặc dạng tháp ngược. Số liệu xây dựng tháp số lượng được thu thập tại một thời điểm nhất định và có sự không đồng nhất về khối lượng giữa các cá thể.

+ Tháp sinh khối có dạng điển hình và dạng tháp ngược. Số liệu xây dựng tháp sinh khối được thu thập tại một thời điểm nhất định. Khối lượng của các loại chất hữu cơ khác nhau (carbohydrate, lipid, protein,...) hình thành nên sinh khối có vai trò số liệu như nhau, trong khi tỉ lệ các loại chất hữu cơ này ở các bậc dinh dưỡng là khác nhau.

+ Tháp năng lượng luôn có dạng điển hình, có đơn vị đo đồng nhất giữa các bậc dinh dưỡng và dữ liệu xây dựng hình tháp được thu thập trong một khoảng thời gian.

Trong ba dạng tháp, tháp năng lượng là dạng tháp mô tả đầy đủ nhất mối quan hệ về vật chất/năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong một hệ sinh thái là:

Xem đáp án » 29/08/2024 4,505

Câu 2:

Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106kcal/m2/ ngày.

+ Chi có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp

+ Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%.

+ Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal;

+ Sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal;

+ Sinh vật tiêu thụ cấp m sử dụng được 0,5 kcal.

Kết luận nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án » 23/07/2024 2,055

Câu 3:

Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao qua?

Xem đáp án » 20/07/2024 1,601

Câu 4:

Năng lượng chứa trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn thay đổi như thể nào?

Xem đáp án » 27/08/2024 891

Câu 5:

Nhóm sinh vật có mức năng lượng thấp nhất trong một hệ sinh thái là:

Xem đáp án » 20/07/2024 772

Câu 6:

Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

Xem đáp án » 22/07/2024 656

Câu 7:

Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau:


Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận không đúng

(1). Có 87% năng lượng từ thức ăn đã được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật tiêu thụ bậc 1

(2). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 bằng 12%

(3). Tỉ lệ tích luỹ năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 3 bằng 9%

(4). Nếu chuỗi thức ăn trên đã sử dụng 10% năng lượng mà sinh vật sản xuất đồng hoá được thì sản lượng quang hợp của cỏ là 8,6.109 kcal

Xem đáp án » 23/07/2024 629

Câu 8:

Hiệu suất sinh thái là 10%. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc 1 ăn 2000kg thực vật thì……… sẽ được chuyến vào mô của sinh vật tiêu thụ bậc 1.

Xem đáp án » 19/08/2024 571

Câu 9:

Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 106kcal/m2/ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là

Xem đáp án » 19/07/2024 472

Câu 10:

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

Xem đáp án » 20/07/2024 256

Câu 11:

Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên không thể diễn ra bình thường?

Xem đáp án » 30/08/2024 232

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

Xem đáp án » 22/07/2024 223

Câu 13:

 

Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất:

Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102calo)

 

Xem đáp án » 18/07/2024 222

Câu 14:

Trong các hệ sinh thái, tại sao tuần hoàn vật chất là chu trình, còn trao đổi năng lượng là dòng chảy?

Xem đáp án » 22/07/2024 217

Câu 15:

Khoảng bao nhiêu kg sinh vật ăn thịt có thể được tạo ra bằng một khu cánh đồng có chứa 1000 kg thức ăn thực vật nếu hiệu suất sinh thái chỉ khoảng 10%?

Xem đáp án » 18/07/2024 189

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »