Câu hỏi:
14/10/2024 694Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là ai?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là,Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành sân sau và thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ
=> Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
B đúng
- A sai vì vấn đề chính ở khu vực này chủ yếu là sự cai trị của các chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân mới, chứ không phải vấn đề phân biệt chủng tộc.
- C sai vì sau khi giành độc lập, các nước Mỹ Latinh chủ yếu đối mặt với chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới, chứ không phải với các thế lực thực dân cũ.
- D sai vì mối đe dọa lớn hơn đến từ các chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới, vốn có ảnh hưởng sâu rộng hơn và kiểm soát các chính sách quốc gia.
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mỹ Latinh là chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới, vì những chế độ này thường bị chi phối và kiểm soát bởi các cường quốc thực dân mới (như Mỹ) để duy trì lợi ích và sự thống trị của họ ở khu vực. Chúng thường áp đặt các chính sách bất công và khai thác, làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế trong các nước này. Những chính quyền tay sai này đàn áp các phong trào cách mạng và các nỗ lực của nhân dân nhằm giành độc lập, công bằng xã hội và phát triển kinh tế độc lập. Do đó, việc chống lại các chế độ này trở thành nhiệm vụ trọng yếu của các phong trào cách mạng ở Mỹ Latinh để giành lại quyền tự quyết và cải thiện đời sống của người dân.
* CÁC NƯỚC MĨ LATINH
1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập.
- Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
⇒ Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh chống lại các chế độc độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh:
* Giai đoạn từ 1945 – 1959: phong trào đấu tranh phát triển hầu khắp các nước Mĩ Latinh, với nhiều hình thức: bãi công (ở Chi-lê,...), khởi nghĩa vũ trang (ở Panama, Bolivia,...), đấu tranh nghị trường (ở Achentina, Venezuela,...).
* Giai đoạn từ 1959 – cuối những năm 80 của thế kỉ XX:
- Thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
Phiđen Cátxtơrô – lãnh tụ của phong trào
đấu tranh cách mạng ở Cuba
- Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh vẫn phong trào mạnh mẽ.
- Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.
⇒ Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”.
* Giai đoạn từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Mĩ tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng Mĩ Latinh. Ví dụ:
+ Can thiệp vào Panama (1990).
+ Bao vây, cấm vận, cô lập và chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
⇒ cách mạng Mĩ Latinh đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mehicô.
- Trong thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: kinh tế suy thoái, lạm phát tăng nhanh, chính trị - xã hội không ổn định,...
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Mỹ Latinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài ).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta thắng lợi
Câu 2:
Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước Mỹ Latinh vì
Câu 3:
Tại sao năm 1961, Mĩ lại đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” và lôi kéo các nước Mĩ Latinh tham gia?
Câu 4:
Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới (NICs)?
Câu 5:
Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh không diễn ra dưới hình thức nào?
Câu 6:
Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
Câu 7:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã giành thắng lợi nhưng xung đột quân sự vẫn xảy ra ở một số nơi?
Câu 8:
Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 9:
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
Câu 12:
Nhân tố quyết định sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 14:
Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là gì?
Câu 15:
Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ với Việt Nam năm 1972 là gì?