Câu hỏi:
10/12/2024 109Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (đầu năm 1930) được triệu tập trong bối cảnh
A. yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản trở nên cấp thiết.
B. khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng thắng thế.
C. khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế.
D. liên minh công nông đã hình thành trên thực tế.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (đầu năm 1930) được triệu tập trong bối cảnh yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản trở nên cấp thiết.
Vì các tổ chức cộng sản ra đời nhưng công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản trở nên cấp thiết.
- B loại :vì khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng cho thấy không phù hợp với yêu cầu thực tiễn của lịch sử dân tộc.
- C loại : vì Đảng ra đời mới đánh dấu khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế.
- D loại : vì phong trào 1930 – 1931 mới bước đầu hình thành liên minh công - nông và đến phong trào 1936 – 1939 thì mới hoàn thành việc thành lập liên minh công - nông.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
I:Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
a. Hoàn cảnh
- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo => đòi hỏi phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào phát triển đi lên.
- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau => phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
- Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
⇒ Từ 6/1 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã được triệu tập tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của các đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng.
b. Nội dung Hội nghị.
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ.
- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc sọan thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,...
+ Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
→ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
- Đến ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
⇒ Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
c. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác;
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong những năm 1919-1925, tư sản Việt Nam không tổ chức hoạt động nào sau đây?
Câu 2:
So với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX có điểm mới nào sau đây?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây là điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 4:
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam cho thấy: Hậu phương của chiến tranh nhân dân
Câu 5:
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
Câu 6:
Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
Câu 7:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), khu vực nào sau đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô?
Câu 8:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc với thắng lợi của chiến dịch nào sau đây?
Câu 9:
Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) có chủ trương nào sau đây?
Câu 10:
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 xuất phát từ lí do nào sau đây?
Câu 11:
Chiến thắng Vạn Tường (8-1965) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của đế quốc Mĩ?
Câu 12:
Nội dung nào sau đây thể hiện tính dân tộc của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
Câu 14:
Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945?
Câu 15:
Thủ đoạn nào được coi là “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)?