Câu hỏi:
17/07/2024 109Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (1954) được kí kết trong bối cảnh
A. xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện
B. có sự hòa hoãn giữa các nước lớn
C. chiến tranh Triều Tiên bùng nổ
D. xu thế toàn cầu hóa xuất hiện
Trả lời:
Đáp án B
Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (1954) được kí kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các nước lớn:
- Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XX, bối cảnh quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp, tuy Cuộc Chiến tranh lạnh vẫn diễn ra gay gắt, song quan hệ quốc giữa các nước lớn (Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc,...) bước đầu đã xuất hiện yếu tố hòa hoãn, thỏa hiệp:
+ Liên Xô: điều Liên Xô quan tâm là vấn đề Tây Âu mà điểm nóng thường trực là Beclin và nước Đức cùng mối đe dọa chủ yếu đến từ Mĩ và NATO. Nhất là sau khi J. Xtalin từ trần thì xu hướng tìm kiếm sự hòa hoãn trong đường lối quốc tế của Liên Xô ngày càng rõ nét và sự không ổn định của hàng ngũ lãnh đạo cấp cao trong Đảng và Nhà nước cũng đòi hỏi một sự dàn xếp bên ngoài để giải quyết những vấn đề bên trong.
+ Trung Quốc: trong 5 năm kể từ sau ngày thành lập (1949), Trung Quốc vẫn chưa thực sự ra khỏi tình hình thời chiến, do: phải khắc phục hậu quả của cuộc kháng chiến chống Nhật; tiếp tục truy quét tàn quân Quốc dân đảng và luôn đề phòng sự phản công từ Đài Loan có Mĩ giúp sức; tham gia trực tiếp cuộc chiến tranh Triều Tiên chống Mĩ; viện trợ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp,... =í> Do vậy, Trung Quốc cần tạo dựng một môi trường hòa bình trong khu vực để có điều kiện phục hồi và xây dựng đất nước sau nhiều năm chiến tranh.
+ về phía Mĩ, Anh, Pháp: tình trạng sa lầy trên chiến trường buộc chính phủ Pháp phải tìm cách rút lui trong danh dự. Sự tính toán đó được Anh ủng hộ vì không muốn ảnh hưởng cách mạng lan rộng sang các thuộc địa của mình. Mĩ vừa muốn Pháp đẩy mạnh chiến tranh để giành ưu thế, vừa muốn thay thế Pháp trên địa bàn chiến lược này nhưng lại chưa thực sẵn sàng vì lo ngại xảy ra một “ Triều Tiên thứ hai”.
- Biểu hiện của sự hòa hoãn:
+ Hiệp định đình chiến giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên được ký kết.
+ Hội nghị tứ cường (Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô) ở Mátxcơva (1954) đã thống nhất triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?
Câu 2:
Nguyện vọng bức thiết của nhân dân Việt Nam ngay sau Đại thắng mùa Xuân 1975 là
Câu 3:
Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bởi sự kiện
Câu 4:
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau năm 1954?
Câu 6:
Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc
Câu 7:
Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam
Câu 8:
Ở Việt Nam phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Câu 9:
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam?
Câu 10:
Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã có sự biến đổi chính trị quan trọng nào sau đây?
Câu 11:
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của của thế kỉ XX là
Câu 12:
Kể từ khi được thành lập, Liên hợp quốc đã nhiều đóng góp cho nhân loại, ngoại trừ việc
Câu 13:
“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) là bản chỉ thị của
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của tầng lớp trí thức tiểu tư sản
Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?
Câu 15:
Sau thất bại trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược