Câu hỏi:

22/12/2024 181

Ở Việt Nam phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển

B. Chính quyền thuộc địa nới lỏng chính sách cai trị

Đáp án chính xác

C. Có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản

D. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Ở Việt Nam phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 là Chính quyền thuộc địa nới lỏng chính sách cai trị.

♦ So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt là: chính quyền thuộc địa nới lỏng chính sách cai trị.

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam nổ ra trong bối cảnh: mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt; thực dân Pháp thực hiện chính sách đàn áp, khủng bố gay gắt, khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam căng thẳng, ngột ngạt.

- Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam nổ ra trong bối cảnh: chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền (ở Pháp) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa (trong đó có Việt Nam).

♦ Nội dung các đáp án A, C, D phản ánh điểm tương đồng trong bối cảnh bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam

→ B đúng.A,C,D sai,

* Mở rộng:

 PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)

a. Hoàn cảnh triệu tập:

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

- Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng đói khổ, ngột ngạt...

⇒ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì.

b. Những quyết định quan trọng của hội nghị.

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

- Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

c. Ý nghĩa:

- Đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào đấu tranh mới.

- Nghị quyết Hội nghị chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Đông Dương.

d. Sự phát triển, hoàn thiện của đường lối đấu tranh.

- Chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các khì Hội nghị Trung ương vào năm 1937, 1938.

- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.

a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

- Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936).

- Phong trào đón rước phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương (đầu năm 1937).

- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7/1937).

- Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội, 1/5/1938).

b. Đấu tranh nghị trường

- Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1939), nhằm mục đích:

+ Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.

+ Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai.

+ Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.

c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

- Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong, Dân chúng, Tin tức,...

- Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng,...

3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939

a. Ý nghĩa lịch sử

- Uy tín, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương được mở rộng, mở rộng trong quần chúng; chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như đường lối, chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng.

- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên được nâng cao một bước rõ rệt.

- Đội quân chính trị quần chúng được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục.

- Qua quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...

- Phong trào cách mạng 1936 – 1939 có ý nghĩa như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

b. Bài học kinh nghiệm

- Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc:

+ Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?

Xem đáp án » 12/07/2024 543

Câu 2:

Nguyện vọng bức thiết của nhân dân Việt Nam ngay sau Đại thắng mùa Xuân 1975 là

Xem đáp án » 20/07/2024 323

Câu 3:

Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bởi sự kiện

Xem đáp án » 23/07/2024 244

Câu 4:

Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?

Xem đáp án » 21/07/2024 219

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau năm 1954?

Xem đáp án » 17/07/2024 183

Câu 6:

Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc

Xem đáp án » 17/07/2024 180

Câu 7:

Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam

Xem đáp án » 17/07/2024 178

Câu 8:

Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 166

Câu 9:

Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã có sự biến đổi chính trị quan trọng nào sau đây?

Xem đáp án » 17/12/2024 164

Câu 10:

Kể từ khi được thành lập, Liên hợp quốc đã nhiều đóng góp cho nhân loại, ngoại trừ việc

Xem đáp án » 12/07/2024 156

Câu 11:

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của của thế kỉ XX là

Xem đáp án » 22/07/2024 154

Câu 12:

“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) là bản chỉ thị của

Xem đáp án » 17/07/2024 152

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của tầng lớp trí thức tiểu tư sản

Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

Xem đáp án » 20/07/2024 147

Câu 14:

Sau thất bại trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược

Xem đáp án » 19/07/2024 146

Câu 15:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công là kết quả thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945 về tiến hành cuộc cách mạng

Xem đáp án » 17/07/2024 145

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »