Câu hỏi:
15/11/2024 203Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?
A. Anh M tố cáo việc ông K chế tạo súng hoa cải để bán.
B. Ông V tự giác giao nộp súng săn cho cơ quan công an.
C. Anh T sử dụng các loại mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá.
D. Cô K khuyên mọi người không rà phá bom, mìn,…
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Việc sử dụng các loại mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá là hành vi vi phạm pháp luật.
→ C đúng
- A sai vì hành động của M là tố giác hành vi vi phạm pháp luật của K, không phải hành vi chế tạo hay sử dụng vũ khí trái phép.
- B sai vì ông đã chủ động thực hiện hành động giao nộp vũ khí trái phép, thể hiện sự tuân thủ pháp luật về quản lý và sử dụng vũ khí. Hành động này giúp ngừng sử dụng vũ khí không hợp pháp và giảm nguy cơ vi phạm.
- D sai vì cô chỉ đưa ra lời khuyên nhằm bảo vệ an toàn, không khuyến khích hành động nguy hiểm. Lời khuyên này không liên quan đến việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép.
*) Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Cá nhân không được sở hữu vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
- Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
- Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.
- Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc huỷ hoại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Giải GDQP 11 Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…..là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất…”.
Câu 2:
Các loại vũ khí như: súng bắn đĩa bay, súng ngắn hơi, kiếm 3 cạnh diện, cung 3 dây… được xếp vào nhóm nào sau đây?
Câu 3:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……… là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp”?
Câu 4:
“Sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 5:
Phương tiện/ động vật nghiệp vụ nào sau đây được xếp vào nhóm công cụ hỗ trợ?
Câu 6:
Các loại vũ khí như: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chuỳ, cung, nỏ, phi tiêu… được xếp vào nhóm nào?
Câu 7:
Hành vi: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng… sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây?
Câu 8:
Loại vũ khí nào được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “….. là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn”?
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong thực hiện pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?
Câu 11:
Bộ Quốc phòng trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng nào sau đây?
Câu 12:
Lực lượng nào dưới đây (thuộc Bộ Công an) được trang bị vũ khí quân dụng?
Câu 13:
Hành vi: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ…. sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây?
Câu 14:
Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?